(VTC News) - Trung Quốc chính thức phát hành bản đồ khổ dọc lớn đầu tiên, trắng trợn 'nuốt chửng' gần như toàn bộ các vùng biển đảo ở Biển Đông của Việt Nam.
Tân Hoa xã đưa tin hai bản đồ “Địa hình Trung Quốc” và “Bản đồ Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” khổ dọc, do Nhà xuất bản Bản đồ tỉnh Hồ Nam vẽ, đã được Cục thông tin địa lý đo lường quốc gia Trung Quốc phê chuẩn và chính thức xuất bản phát hành.
“Bản đồ Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” là bản đồ khổ dọc lớn đầu tiên do chính nước này xuất bản, ngang nhiên đưa gần như toàn bộ các vùng biển đảo ở Biển Đông vào trong phạm vi cái gọi là “chủ quyền” mà Bắc Kinh yêu sách, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên, một tấm bản đồ dọc khổ lớn được chính thức xuất bản tại Trung Quốc, thể hiện chiều rộng 5.200 km và chiều dài 5.500km.
Bản đồ này xuất bản tháng 3 năm ngoái bao gồm các đảo ở Biển Đông với tỉ lệ tương đương như các khu vực đất liền, thay vì thể hiện một ô riêng biệt với tỉ lệ nhỏ hơn.
Theo nhà xuất bản Trung Quốc, thay đổi này nhằm sửa chữa quan niệm sai lầm bấy lâu rằng, Trung Quốc chú trọng quá nhiều vào đất liền.
Tấm bản đồ mới nhấn mạnh các tính năng địa chính trị và quản lý hành chính. Nó bao gồm cả các đảo Trung Quốc hiện đang yêu sách chủ quyền bất chấp sự chồng lấn với nhiều nước khác như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật) ở Hoa Đông; quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bãi Macclesfield Bank và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc đã giành từ tay Philippines năm 2012).
Nguồn tin cho hay, tấm bản đồ nói trên sẽ được cung cấp cho các trường tiểu học và trung học cơ sở.
Qua những chứng cứ lịch sử về xác lập chủ quyền, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và coi “đường đứt khúc 9 đoạn” của Trung Quốc thể hiện trên sơ đồ là không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.
Việt Nam cũng đã nhiều lần yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông, làm ảnh hưởng đến việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Việt Nam cho rằng các bên liên quan cần tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không nên có hành động làm phức tạp thêm tình hình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Tùng Đinh (Tổng hợp)
Tân Hoa xã đưa tin hai bản đồ “Địa hình Trung Quốc” và “Bản đồ Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” khổ dọc, do Nhà xuất bản Bản đồ tỉnh Hồ Nam vẽ, đã được Cục thông tin địa lý đo lường quốc gia Trung Quốc phê chuẩn và chính thức xuất bản phát hành.
“Bản đồ Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” là bản đồ khổ dọc lớn đầu tiên do chính nước này xuất bản, ngang nhiên đưa gần như toàn bộ các vùng biển đảo ở Biển Đông vào trong phạm vi cái gọi là “chủ quyền” mà Bắc Kinh yêu sách, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Tờ lệnh Hoàng Sa đầy đủ con dấu từ thời Minh Mạng là bằng chứng khẳng định chủ quyền Hoàng Sa |
Bản đồ này xuất bản tháng 3 năm ngoái bao gồm các đảo ở Biển Đông với tỉ lệ tương đương như các khu vực đất liền, thay vì thể hiện một ô riêng biệt với tỉ lệ nhỏ hơn.
Theo nhà xuất bản Trung Quốc, thay đổi này nhằm sửa chữa quan niệm sai lầm bấy lâu rằng, Trung Quốc chú trọng quá nhiều vào đất liền.
Tấm bản đồ mới nhấn mạnh các tính năng địa chính trị và quản lý hành chính. Nó bao gồm cả các đảo Trung Quốc hiện đang yêu sách chủ quyền bất chấp sự chồng lấn với nhiều nước khác như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật) ở Hoa Đông; quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bãi Macclesfield Bank và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc đã giành từ tay Philippines năm 2012).
Nguồn tin cho hay, tấm bản đồ nói trên sẽ được cung cấp cho các trường tiểu học và trung học cơ sở.
Qua những chứng cứ lịch sử về xác lập chủ quyền, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và coi “đường đứt khúc 9 đoạn” của Trung Quốc thể hiện trên sơ đồ là không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.
Bản đồ khổ dọc phi pháp của Trung Quốc |
Việt Nam cũng đã nhiều lần yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông, làm ảnh hưởng đến việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Việt Nam cho rằng các bên liên quan cần tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không nên có hành động làm phức tạp thêm tình hình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Tùng Đinh (Tổng hợp)
Bình luận