Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khoảnh khắc chào đón năm mới của người dân cả nước rất khác biệt so với mọi năm.
Trong công điện mới nhất của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 dịp Tết Dương lịch 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không tổ chức bắn pháo hoa, hạn chế tối đa các sự kiện tập trung đông người. Những hạn chế chống dịch khiến không khí lễ đón năm mới 2022 không sôi động như các năm. Tuy nhiên, đây vẫn là thời khắc đáng mong đợi của một năm dài với nhiều khó khăn, lo toan. VTC News xin gửi tới độc giả những hình ảnh ghi nhận không khí đặc biệt của thời khắc giao thời giữa năm 2021 và năm mới 2022.
Video: Lễ hội ánh sáng Virtual Countdown Lights 2022
23h55: Trước thời khắc giao thời ở Hà Nội
Video: Người dân Hà Nội trong không khí đón năm mới khác lạ 2022 (Thực hiện: Văn Giang)
23h20: Tại TP.HCM
Năm nay, TP.HCM tổ chức chương trình Countdown chào đón Tết Dương lịch 2022 tại một điểm duy nhất trên phố đi bộ Nguyễn Huệ và không tổ chức trên đường Lê Duẩn như thường niên. Hoạt động diễn ra từ 22h ngày 31/12 đến 0h10 ngày 1/1/2022.
22h20: Tại Quảng Ninh
22h00: Tại TP.HCM
21h30: Tại Hà Nội
21h30: tại Hải Phòng
21h20: Tại TP.HCM
Anh Tuấn, ngụ TP Thủ Đức cho biết, năm nào mình cùng với bạn gái cũng đi đón giao thừa và xem bắn pháo bông, năm nay dịch bệnh khiến hoạt động này không diễn ra cũng khá buồn nhưng không sao cả, vì tình hình chung cả. Chỉ mong sao sang năm mới mọi chuyện đều hanh thông, công việc được thuận lợi, dịch bệnh sẽ không còn để mọi người cùng nhau an tâm làm ăn.
Còn chị Lan, ngụ quận Bình Thạnh bày tỏ, năm 2021 là một năm mất mát, đau thương với rất nhiều người tại TPHCM ra đi mãi mãi vì dịch bệnh, công việc, sản xuất kinh doanh của mọi người đều bị ảnh hưởng nặng nề. Thời khắc năm cũ chuẩn bị qua đi, mong rằng năm 2022, dịch bệnh sẽ được kiểm soát, để cuộc sống người dân lại trở lại với cuộc sống như trước đây.
“Tôi hy vọng rằng bước sang năm mới, mọi người dân đều có cuộc sống bình an, hạnh phúc”, chị Lan nói.
20h45: Tại Hà Nội
20h40: tại TP Đà Nẵng
Quảng Bình:
Đắk Lắk:
Gia Lai:
20h20: Tại Hà Nội
20h15: Tại TP.HCM
Tối 31/12, nhiều người dân tại TP.HCM đã đến khi trung tâm thương mại Landmark 81 để vui chơi chờ đón giao thừa. Năm nay, TP.HCM không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí dịp Tết dương lịch do ảnh hưởng của dịch bệnh, vì vậy màn bắn pháo hoa mà nhiều người mong chờ cũng không được tổ chức.
19h30: Tại Cần Thơ
19h00: Chiều cuối năm, những dòng xe nối đuôi nhau vội vã trở về nhà, gây tắc đường nhẹ trên các tuyến đường lớn.
Hà Nội không tổ chức countdown
Do tình hình dịch COVID-19 phức tạp, thành phố Hà Nội sẽ không tổ chức bắn pháo hoa cùng các hoạt động văn nghệ ngoài trời và chương trình đếm ngược (countdown) chào năm mới 2022.
Theo lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm, do quận đang ở cấp độ 3 (vùng cam) nên các hoạt động chào đón năm mới 2022 trên địa bàn đều dừng lại. Các hoạt động và sự kiện tập trung đông người trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cũng sẽ bị hạn chế. Nhà hàng, dịch vụ ăn uống chỉ được phép bán mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Quận Hoàn Kiếm đề nghị người dân hạn chế ra đường để đảm bảo công tác phòng chống dịch. Quận cũng sẽ lập các chốt xử lý vi phạm trên địa bàn; dừng cấp phép các điểm trông giữ xe và phương tiện trong dịp này, trường hợp cần sẽ cấm đường vào khu vực trung tâm.
TP.HCM countdown không khán giả
UBND TP.HCM tổ chức countdown tại khu vực đi bộ đường Nguyễn Huệ, không tổ chức tại đường Lê Duẩn. Thời gian từ 22h ngày 31/12/2021 đến 0h10 ngày 1/1/2022.
Tuy nhiên, chương trình không mời đại biểu, khán giả tham dự và sẽ được trực tiếp truyền hình, truyền thanh trên Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM và Đài tiếng nói Việt Nam; trực tuyến trên các hạ tầng truyền thông xã hội thông qua các kênh và trang tin điện tử.
UBND TP.HCM cũng giao Sở GTVT có kế hoạch phối hợp, hỗ trợ tổ chức thực hiện từ 17h ngày 31/12/2021 đến 1h ngày 1/1/2022 và có lộ trình thay thế trong thời gian chốt chặn.
Quảng Nam dừng dạ hội Hội An chào năm mới 2022
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, đã phát sinh nhiều ca mắc COVID-19 trong cộng đồng và chưa xác định nguồn lây, UBND TP Hội An thống nhất tạm dừng tổ chức các hoạt động Dạ hội Hội An chào năm mới vào đêm 31/12/2021 và sự kiện “Kết nối du lịch địa phương và đón đoàn khách đầu tiên tham quan phố cổ Hội An năm 2022 vào sáng 1/1/2022".
Các hoạt động đón khách tham quan theo tour bằng hình thức khép kín, hoạt động văn hóa nghệ thuật đường phố, hoạt động trải nghiệm...đón khách tham quan phố cổ và làng nghề truyền thống vẫn hoạt động bình thường để phục vụ du khách, nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Đắk Lắk, Quảng Bình phát trực tuyến chào đón năm mới trên mạng xã hội
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đắk Lắk chào 2022” theo hình thức phát trực tuyến trên tài khoản Facebook, kênh Youtube Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk và chia sẻ trên các kênh tuyên truyền của ngành.
Chương trình nghệ thuật “Đắk Lắk chào 2022” tổ chức vào 20h ngày 31/12/2021 với những tiết mục nghệ thuật vui tươi, phấn khởi, mang âm hưởng hiện đại chào đón năm mới.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk cho hay, chương trình nghệ thuật chào năm mới 2022 được triển khai theo mô hình “Nhà hát truyền hình”, “Nhà hát online” nhằm đảm bảo thực hiện linh hoạt, thích ứng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay.
Tại Quảng Bình, chương trình "Đếm ngược chào đón năm mới Phong Nha 2022" được tổ chức từ 22h ngày 31/12/2021 đến 0h30 ngày 1/1/2022 và sẽ phát trực tuyến trên các nền tảng số của du lịch Quảng Bình (chính thức tại Fanpage Facebook: QuangBinh Tourism).
Các chương trình biểu diễn nghệ thuật được đầu tư kỹ lưỡng, nội dung độc đáo gắn với quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Bình - "Điểm đến thiên nhiên, an toàn và khác biệt" sẽ phục vụ người dân nhưng với số lượng hạn chế.
Người lao động chần chừ không dám về quê
Theo ghi nhận của PV VTC News, những ngày cuối năm 2021, các bến xe thưa thớt, vắng vẻ, mỗi xe lác đác vài hành khách. Nhiều người băn khoăn không biết có nên về quê nghỉ Tết hay không, nhất là những người ở vùng dịch, F0 vừa khỏi bệnh.
Chị Nguyễn Thanh Bình (33 tuổi, quê Vĩnh Phúc) đang là nhân viên Hành chính nhân sự của một công ty tại Hà Nội, nửa năm nay chị luôn đếm ngược từng ngày về quê. Từ lúc dịch bùng phát giữa năm 2021, chị Bình phải gửi bé Bông (3 tuổi) về quê nhờ ông bà ngoại chăm.
6 tháng nay mẹ con chị chưa được gặp nhau, mọi thông tin chỉ được kết nối qua màn hình điện thoại. Ban đầu chị chỉ dự định gửi con về với ông bà một tháng, nhưng do dịch phức tạp, hết tháng này đến tháng kia cũng không về đón con được.
Đợi mãi, cuối cùng cũng đến dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch, những tưởng sẽ được về quê nghỉ ngơi và chơi cùng con thì chị Bình lại nghe tin về quê sẽ phải cách ly tại nhà 7 ngày. "Nhớ con, tôi cũng phải ráng chịu đựng, chứ về quê mùa dịch này nhiều cái phải lo nghĩ lắm. Thế là lại thêm một lần thất hứa với con nữa rồi", chị Bình thở dài.
Giống như chị Bình, nửa năm nay bạn Phạm Minh Hằng cũng chưa được về nhà. Hằng vừa trải qua 10 ngày điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Mặc dù đã được xác nhận khỏi bệnh và xuất viện đến nay đã được 2 tuần nhưng Tết dương này Hằng cũng không dám về quê.
Mặc dù rất nhớ nhà nhưng Hằng vẫn quyết định ở lại Hà Nội để đảm bảo an toàn cho mọi người trong gia đình. Hằng nghĩ rằng không chỉ có mình mà nhiều người cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự, nhất là khi số ca dương tính ở Hà Nội ngày càng tăng cao.
Chị Bùi Thị Thảnh (26 tuổi) và chồng anh Bùi Xuân Thái (29 tuổi, cùng quê Hưng Yên) đang sinh sống làm việc tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực này được xếp vào vùng vàng (tương đương cấp độ 2). Mặc dù cấp độ dịch không nghiêm trọng như các quận khác nhưng dịp Tết Dương lịch này anh chị quyết định không về quê.
Ngày 1/1 Dương lịch (29/11 Âm lịch) là tròn 26 năm ngày giỗ mẹ chồng chị Thảnh. Mọi năm bận mấy, anh chị cũng cố gắng về làm một vài mâm cỗ mời anh chị em trong nhà. Hôm trước, anh Thái gọi điện về quê thông báo với người thím về việc chuẩn bị về giỗ mẹ. Thím anh khuyên "thôi để sang năm làm, trên đấy dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, vợ chồng có mời cũng không ai dám đến".
Nghe thím nói vậy, anh Thái buồn hẳn, nhưng nghĩ đi nghĩ lại lời thím nói cũng đúng. Đặc thù công việc, mỗi ngày vợ chồng anh phải tiếp xúc 10 - 20 người, về quê không may mang bệnh về thì lại ân hận với họ hàng, làng xóm. Nghĩ rồi hai vợ chồng thống nhất đưa ra quyết định ở lại trên này hương hoa, thắp hương mẹ, không về quê làm giỗ nữa.
Bình luận