Theo National Interest, các lệnh trừng phạt quốc tế khiến nguồn tiền được cho là cuối cùng của Triều Tiên bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt khi Trung Quốc là đối tác chiếm đến khoảng 90% chương trình thương mại nước này.
“Có rất ít cách để Triều Tiên kiếm tiền: bán vũ khí, buôn lậu và khai khoáng” – Choi Kyung-soo, Chủ tịch Viện nghiên cứu khoảng sản tại Seoul, Hàn Quốc nhận định. Theo ông, vì các lệnh trừng phạt, Triều Tiên khó có thể làm vũ khí hay bán thuốc, vì vậy cách hợp pháp duy nhất còn lại là bán khoảng sản.
Theo National Interest, Nga và Hàn Quốc cũng quan tâm đến nguồn khoáng sản của Triều Tiên. Tháng 5/2017, bộ cơ sở hạ tầng Hàn Quốc mời thầu các dự án ở Triều Tiên, bao gồm những dự án liên quan đến tài nguyên khoáng sản. Những dự án tài nguyên này được cho là có khả năng chi trả phí sửa chữa cơ sở hạ tầng Triều Tiên - nếu việc thống nhất xảy ra.
Một chiến lược khác ông Kim Jong-un có thể thực hiện là từ bỏ chương trình trở thành cường quốc hạt nhân để đổi lấy sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, từ đó phát triển lĩnh vực khai thác khoáng sản và năng lượng.
Theo The Guardian, khi Triều Tiên đổi tham vọng hạt nhân lấy viện trợ kinh tế, tài nguyên trị giá ước tính 10 nghìn tỷ USD có thể là nguồn tài chính cho nhiều thế hệ lãnh đạo họ Kim.
Dù vậy, trong thời gian tới, tài nguyên khoáng sản và năng lượng của Triều Tiên có thể sẽ chưa được khai thác, ngăn cản Bình Nhưỡng thay đổi chính sách đột ngột.
Video: Cuộc sống hàng ngày ở Triều Tiên giữa vòng vây cấm vận
Bình luận