(VTC News) - Một đám mấy khí khổng lồ được dự đoán đang hướng thẳng về phía Trái đất, mang theo nguồn năng lượng lớn đến nỗi có thể tạo ra hàng triệu ngôi sao mới.
Đám mây khí khổng lồ này đang hướng về phía Dải ngân hà - nơi Trái đất đang "định cư" và một khi đến nơi, đám mây khí này hứa hẹn sẽ "nuốt chửng" hành tinh xanh, bao phủ toàn bộ bầu khí quyển.
Không những thế, "quái vật" khí này còn mang theo một nguồn năng lượng khổng lồ, ngang ngửa với mức năng lượng tạo ra bởi 2 triệu Mặt trời - đủ sức hình thành hàng triệu ngôi sao mới.
Tuy nhiên, không ai trong số 7 tỷ người trên Trái đất phải quá lo lắng về vấn đề này vì theo Sputnik, thời gian va chạm của "quái vật" mây khí và hành tinh xanh là 30 triệu năm nữa.
Đám mây khổng lồ này từng được phát hiện vào năm 1963 - người tìm ra là nhà khoa học người Mỹ, Gail P. Smith và ông cũng đặt tên cho đám mây này là "đám mây Smith".
Và từ năm 1963 đến nay, "mây Smith" đã được kính thiên văn Hubble theo sát từng bước di chuyển. Theo đúng lịch trình, 30 triệu năm nữa, đám mây này sẽ bao phủ bầu khí quyển Trái đất.
Khánh Huy (theo Sputnik)
Đám mây khí khổng lồ này đang hướng về phía Dải ngân hà - nơi Trái đất đang "định cư" và một khi đến nơi, đám mây khí này hứa hẹn sẽ "nuốt chửng" hành tinh xanh, bao phủ toàn bộ bầu khí quyển.
Đám mây khổng lồ sẽ "nuốt chửng" Trái đất |
Tuy nhiên, không ai trong số 7 tỷ người trên Trái đất phải quá lo lắng về vấn đề này vì theo Sputnik, thời gian va chạm của "quái vật" mây khí và hành tinh xanh là 30 triệu năm nữa.
Thời điểm hình thành của "quái vật" mây khí được dự đoán là khoảng 70 triệu năm về trước |
Và từ năm 1963 đến nay, "mây Smith" đã được kính thiên văn Hubble theo sát từng bước di chuyển. Theo đúng lịch trình, 30 triệu năm nữa, đám mây này sẽ bao phủ bầu khí quyển Trái đất.
Khánh Huy (theo Sputnik)
Bình luận