Một nhà xuất bản ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã đi ngược lại truyền thống làm bản đồ ngang bằng cách đưa ra bản đồ theo chiều dọc có cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Báo mạng Wantchinatimes dẫn nguồn tin từ Truyền hình Phượng hoàng Hong Kong nói một nhà xuất bản ở tỉnh Hồ Nam đã đi ngược lại truyền thống làm bản đồ ngang bằng cách đưa ra bản đồ Trung Quốc theo chiều dọc gồm các quần đảo mà nước này tranh chấp với các nước khác ở Biển Đông và Hoa Đông.
Đây là lần đầu tiên, một tấm bản đồ dọc khổ lớn được chính thức xuất bản tại Trung Quốc, thể hiện chiều rộng 5.200 km và chiều dài 5.500km. Bản đồ này xuất bản tháng 3 năm ngoái bao gồm các đảo ở Biển Đông với tỉ lệ tương đương như các khu vực đất liền, thay vì thể hiện một ô riêng biệt với tỉ lệ nhỏ hơn.
Theo nhà xuất bản Trung Quốc, thay đổi này nhằm sửa chữa quan niệm sai lầm bấy lâu rằng, Trung Quốc chú trọng quá nhiều vào đất liền.
Tấm bản đồ mới nhấn mạnh các tính năng địa chính trị và quản lý hành chính. Nó bao gồm cả các đảo Trung Quốc hiện đang yêu sách chủ quyền bất chấp sự chồng lấn với nhiều nước khác như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật) ở Hoa Đông; quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bãi Macclesfield Bank và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc đã giành từ tay Philippines năm 2012).
Nguồn tin cho hay, tấm bản đồ nói trên sẽ được cung cấp cho các trường tiểu học và trung học cơ sở.
Căng thẳng trên các vùng biển châu Á đang leo thang với sự gây hấn ngày càng gia tăng từ Trung Quốc. Đầu tháng 5, Trung Quốc đã đơn phương triển khai giàn khoan trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Philippines gần đây liên tiếp lên tiếng tố cáo Trung Quốc nỗ lực cải tạo các đảo ở Biển Đông nhằm khẳng định chủ quyền, phô diễn sức mạnh quân sự. Tại Hoa Đông, Nhật cũng phải nhiều lần điều động máy bay ngăn chặn các máy bay, tàu Trung Quốc ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Ở một tin tức liên quan tới tình hình Biển Đông, Tướng Jeffrey Delgado, chỉ huy lực lượng không quân Phlippines tuyên bố, Manila đã sẵn sàng mở cửa toàn bộ 8 căn cứ không quân để quân đội Mỹ sử dụng ngay khi tất cả các tiến trình pháp lý trong Hiệp định hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) được hoàn tất.
Trong chuyến thăm Philippines của Tổng thống Obama ngày 28/4, Manila và Washington đã ký thỏa thuận 10 năm cho phép các tàu chiến, máy bay và quân đội Mỹ sử dụng những cơ sở quân sự tại Philippines.
Theo Vietnamnet
Báo mạng Wantchinatimes dẫn nguồn tin từ Truyền hình Phượng hoàng Hong Kong nói một nhà xuất bản ở tỉnh Hồ Nam đã đi ngược lại truyền thống làm bản đồ ngang bằng cách đưa ra bản đồ Trung Quốc theo chiều dọc gồm các quần đảo mà nước này tranh chấp với các nước khác ở Biển Đông và Hoa Đông.
Đây là lần đầu tiên, một tấm bản đồ dọc khổ lớn được chính thức xuất bản tại Trung Quốc, thể hiện chiều rộng 5.200 km và chiều dài 5.500km. Bản đồ này xuất bản tháng 3 năm ngoái bao gồm các đảo ở Biển Đông với tỉ lệ tương đương như các khu vực đất liền, thay vì thể hiện một ô riêng biệt với tỉ lệ nhỏ hơn.
Bản đồ khổ dọc phi pháp của Trung Quốc |
Theo nhà xuất bản Trung Quốc, thay đổi này nhằm sửa chữa quan niệm sai lầm bấy lâu rằng, Trung Quốc chú trọng quá nhiều vào đất liền.
Tấm bản đồ mới nhấn mạnh các tính năng địa chính trị và quản lý hành chính. Nó bao gồm cả các đảo Trung Quốc hiện đang yêu sách chủ quyền bất chấp sự chồng lấn với nhiều nước khác như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật) ở Hoa Đông; quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bãi Macclesfield Bank và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc đã giành từ tay Philippines năm 2012).
Nguồn tin cho hay, tấm bản đồ nói trên sẽ được cung cấp cho các trường tiểu học và trung học cơ sở.
Căng thẳng trên các vùng biển châu Á đang leo thang với sự gây hấn ngày càng gia tăng từ Trung Quốc. Đầu tháng 5, Trung Quốc đã đơn phương triển khai giàn khoan trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Philippines gần đây liên tiếp lên tiếng tố cáo Trung Quốc nỗ lực cải tạo các đảo ở Biển Đông nhằm khẳng định chủ quyền, phô diễn sức mạnh quân sự. Tại Hoa Đông, Nhật cũng phải nhiều lần điều động máy bay ngăn chặn các máy bay, tàu Trung Quốc ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Ở một tin tức liên quan tới tình hình Biển Đông, Tướng Jeffrey Delgado, chỉ huy lực lượng không quân Phlippines tuyên bố, Manila đã sẵn sàng mở cửa toàn bộ 8 căn cứ không quân để quân đội Mỹ sử dụng ngay khi tất cả các tiến trình pháp lý trong Hiệp định hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) được hoàn tất.
Trong chuyến thăm Philippines của Tổng thống Obama ngày 28/4, Manila và Washington đã ký thỏa thuận 10 năm cho phép các tàu chiến, máy bay và quân đội Mỹ sử dụng những cơ sở quân sự tại Philippines.
Theo Vietnamnet
Bình luận