(VTC News) – Là nước láng giềng với Việt Nam, có mối quan hệ giao thương chặt chẽ, nên những bê bối thực phẩm ở Trung Quốc luôn là mối lo ngại của người dân Việt Nam.
Dưới đây là top những vụ bê bối thực phẩm tại Trung Quốc, mà tờ telegraph thống kê trong thời gian qua khiến nhiều người lo ngại.
Sữa nhiễm Melamine
Năm 2008 đã có 6 trẻ em Trung Quốc tử vong và hơn 300.000 trường hợp khác phải nhập viện do gặp phải những rắc rối lớn về sức khỏe khi dùng sữa công thức có chứa độc tố hóa học Melamine.
Sự vụ bê bối này xảy ra một vài tháng bên thềm Olympic thế vận hội lớn nhất được tổ chức tại Trung Quốc. Đây là sự kiện gây phẫn nộ nhất đối với người dân Trung Quốc và thế giới, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra tổn thất kinh tế lớn với ngành công nghiệp sữa thế giới nói chung và sữa tại Trung Quốc nói riêng.
Giá đỗ nhiễm độc
Cảnh sát đã thu giữ hơn 40 tấm giá đỗ nhiễm độc tại phía bắc thành phố Shenyang (tỉnh Thẩm Dương – Trung Quốc) vào tháng 4/2011. Đây là loại rau mầm trong quá trình nuôi cấy đã sử dụng chất hóa học độc hại là Nitrit Natri và uree, nó được biết đến như một loại hormone sinh trưởng kích thích cho giá đỗ phát triển nhanh, mạnh và cho ra những sản phẩm tươi ngon, bắt mắt. Cảnh sát đã bắt giữ 12 người liên quan đến quá trình trồng giá đỗ “bẩn” này.
Chất tạo nạc trong thịt lợn
Để cho ra những sản phẩm thịt lợn tươi ngon và nhiều nạc, những kẻ chăn nuôi gia súc nhẫn tâm đã sử dụng một loại chất bột để trộn vào thức ăn của heo. Loại bột này có tác dụng tạo nạc, hạn chế mỡ phát triển trong cơ thể heo, vì thế sẽ cho hiệu quả kinh tế tối đa.
Minh chứng cho thấy việc ăn loại thịt heo có chứa chất tạo nạc có thể khiến bạn phải đối mặt với cảm giác đau đầu, chóng mặt, rối loại chức năng tim, tiêu chảy và những hệ lụy không mong muốn khác với sức khỏe.
Thịt lợn có chứa chất tạo nạc cũng đang được xem là một “vấn nạn” tại Việt Nam khi mới đây các cơ quan chức năng đã phát hiện ra chúng trong thịt lợn mà người dân vẫn tiêu thụ hàng ngày.
Dầu bẩn
Đây là loại dầu tái chế được thu gom từ các cống rãnh của các nhà hàng, sau quá trình gạn, vét và “phù phép” loại dầu cực bẩn và cực độc này đã được đưa lên bàn ăn cho những thực khách nơi đây.
Theo số lượng thống kê của trường đại học Wuhan Polytechnic vào tháng 3/2010 thì cứ trong 10 bữa ăn của người Trung Quốc có một bữa ăn được chế biến với dầu bẩn.
Đáng chú ý là với thủ đoạn tinh vi trong quá trình chế biến dầu bẩn, những kẻ “phù thủy” đã dùng một công nghệ đặc biệt khiến cho người dân và cả những cơ quan chức năng khó có thể phân biệt được đó là loại dầu sạch hay dầu bẩn.
Gạo chứa hóa chất
Theo nhà chức trách nước này thì có khoảng 10% lượng gạo được bán trên thị trường Trung Quốc có chứa một loại kim loại nặng mang tên catmi. Thứ kim loại nặng độc hại này được cho là đã bị lắng đọng trong các thửa ruộng màu mỡ ở miền nam đất nước và có nguồn gốc từ nước cống và rác thải công nghiệp.
Dữ liệu của trường Nông Nghiệp Nam Kim - Trung Quốc cho thấy loại gạo này chủ yếu tập trung ở vùng phía Nam của nước này, với hơn 60% mẫu gạo bị nhiễm kim loại nặng, vượt 5 lần ngưỡng cho phép.
Tại một ngôi làng ở tỉnh Quảng Tây, các nông dân đã mô tả kỹ lưỡng về một hiện tượng nhiễm độc chất catmi, gây nên bệnh đau xương và đau khớp trầm trọng. Ngoài ra, nó còn có thể gây tổn thương thận.
Bánh bao Thượng Hải
Các cửa hàng ở Thượng Hải đã được yêu cầu dỡ mặt hàng bánh bao của một nhà cung cấp lớn ra khỏi kệ, sau khi đài truyền hình trung ương cho biết nhà sản xuất đã bổ sung hóa chất cấm để đánh lừa người tiêu dùng.
Màu vàng được sử dụng để tạo màu ngô trong bánh bao thực chất phần lớn không phải từ ngô thật mà là hóa chất.
Ngoài ra, nhà sản xuất cũng bổ sung chất bảo quản để các mẻ bánh đã hết hạn được "tái xuất" với thời hạn sử dụng mới. Có đến 30.000 chiếc bánh bao nhiễm độc đã được bán ra mỗi ngày cho hàng trăm đại lý tại Thượng Hải. Với các loại bánh cũ sau khi thu hồi sẽ được dán nhãn mới để “hợp lý hóa” thời hạn sử dụng bánh.
Những chiếc bánh quá hạn một tuần mà đại lý trả lại sẽ được quẳng trở lại máy ngào trộn để cho ra các mẻ bánh "mới".
Chưa hết, nhà máy này còn bổ sung Sodium cyclamate (một loại đường nhân tạo có độ ngọt gấp 30 lần đường mía) và rất nhiều tác nhân tạo màu vào sản phẩm.
Thịt lợn phát sáng
Điều này nghe có vẻ khá huyền bí nhưng thực tế ở Trung Quốc có tồn tại loại thịt này, khi đặt trong bóng tối thì loại thịt này sẽ phát ra ánh sáng xanh dương óng ánh. Điều này đã dấy lên luồng dư luận nghi ngại về góc độ an toàn của loại thịt này.
Mặc dù cơ quan y tế đất nước này đã khẳng định thịt lợn này phát sáng là bởi nó bị nhiễm một loại vi khuẩn có khả năng phát quang và có thể sử dụng được khi đã nấu chín nhưng nhiều người vẫn cảm thấy ái ngại khi dùng loại thịt này và đã tìm nhiều cách để chuyển hướng.
Hộp đựng thực phẩm độc hại
Người ta đã phát hiện hơn 7 triệu chiếc hộp đựng thức ăn bị nhiễm độc tại thành phố Giang Tây. Trong loại hộp này có chứa những chất cấm hóa học. Khi có nhiệt độ nóng của thức ăn nó sẽ sinh ra chất hóa học vô cùng nguy hại cho sức khỏe, gây ảnh hưởng đến gan, thận và cơ quan sinh sản.
Khổng Hà
Dưới đây là top những vụ bê bối thực phẩm tại Trung Quốc, mà tờ telegraph thống kê trong thời gian qua khiến nhiều người lo ngại.
Sữa nhiễm Melamine
Tiêu hủy sữa nhiễm melamine |
Sự vụ bê bối này xảy ra một vài tháng bên thềm Olympic thế vận hội lớn nhất được tổ chức tại Trung Quốc. Đây là sự kiện gây phẫn nộ nhất đối với người dân Trung Quốc và thế giới, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra tổn thất kinh tế lớn với ngành công nghiệp sữa thế giới nói chung và sữa tại Trung Quốc nói riêng.
Giá đỗ nhiễm độc
Cảnh sát đã thu giữ hơn 40 tấm giá đỗ nhiễm độc tại phía bắc thành phố Shenyang (tỉnh Thẩm Dương – Trung Quốc) vào tháng 4/2011. Đây là loại rau mầm trong quá trình nuôi cấy đã sử dụng chất hóa học độc hại là Nitrit Natri và uree, nó được biết đến như một loại hormone sinh trưởng kích thích cho giá đỗ phát triển nhanh, mạnh và cho ra những sản phẩm tươi ngon, bắt mắt. Cảnh sát đã bắt giữ 12 người liên quan đến quá trình trồng giá đỗ “bẩn” này.
Chất tạo nạc trong thịt lợn
Để cho ra những sản phẩm thịt lợn tươi ngon và nhiều nạc, những kẻ chăn nuôi gia súc nhẫn tâm đã sử dụng một loại chất bột để trộn vào thức ăn của heo. Loại bột này có tác dụng tạo nạc, hạn chế mỡ phát triển trong cơ thể heo, vì thế sẽ cho hiệu quả kinh tế tối đa.
Minh chứng cho thấy việc ăn loại thịt heo có chứa chất tạo nạc có thể khiến bạn phải đối mặt với cảm giác đau đầu, chóng mặt, rối loại chức năng tim, tiêu chảy và những hệ lụy không mong muốn khác với sức khỏe.
Thịt lợn có chứa chất tạo nạc cũng đang được xem là một “vấn nạn” tại Việt Nam khi mới đây các cơ quan chức năng đã phát hiện ra chúng trong thịt lợn mà người dân vẫn tiêu thụ hàng ngày.
Dầu bẩn
Theo số lượng thống kê của trường đại học Wuhan Polytechnic vào tháng 3/2010 thì cứ trong 10 bữa ăn của người Trung Quốc có một bữa ăn được chế biến với dầu bẩn.
Đáng chú ý là với thủ đoạn tinh vi trong quá trình chế biến dầu bẩn, những kẻ “phù thủy” đã dùng một công nghệ đặc biệt khiến cho người dân và cả những cơ quan chức năng khó có thể phân biệt được đó là loại dầu sạch hay dầu bẩn.
Gạo chứa hóa chất
Theo nhà chức trách nước này thì có khoảng 10% lượng gạo được bán trên thị trường Trung Quốc có chứa một loại kim loại nặng mang tên catmi. Thứ kim loại nặng độc hại này được cho là đã bị lắng đọng trong các thửa ruộng màu mỡ ở miền nam đất nước và có nguồn gốc từ nước cống và rác thải công nghiệp.
Dữ liệu của trường Nông Nghiệp Nam Kim - Trung Quốc cho thấy loại gạo này chủ yếu tập trung ở vùng phía Nam của nước này, với hơn 60% mẫu gạo bị nhiễm kim loại nặng, vượt 5 lần ngưỡng cho phép.
Tại một ngôi làng ở tỉnh Quảng Tây, các nông dân đã mô tả kỹ lưỡng về một hiện tượng nhiễm độc chất catmi, gây nên bệnh đau xương và đau khớp trầm trọng. Ngoài ra, nó còn có thể gây tổn thương thận.
Bánh bao Thượng Hải
Các cửa hàng ở Thượng Hải đã được yêu cầu dỡ mặt hàng bánh bao của một nhà cung cấp lớn ra khỏi kệ, sau khi đài truyền hình trung ương cho biết nhà sản xuất đã bổ sung hóa chất cấm để đánh lừa người tiêu dùng.
Màu vàng được sử dụng để tạo màu ngô trong bánh bao thực chất phần lớn không phải từ ngô thật mà là hóa chất.
Ngoài ra, nhà sản xuất cũng bổ sung chất bảo quản để các mẻ bánh đã hết hạn được "tái xuất" với thời hạn sử dụng mới. Có đến 30.000 chiếc bánh bao nhiễm độc đã được bán ra mỗi ngày cho hàng trăm đại lý tại Thượng Hải. Với các loại bánh cũ sau khi thu hồi sẽ được dán nhãn mới để “hợp lý hóa” thời hạn sử dụng bánh.
Những chiếc bánh quá hạn một tuần mà đại lý trả lại sẽ được quẳng trở lại máy ngào trộn để cho ra các mẻ bánh "mới".
Chưa hết, nhà máy này còn bổ sung Sodium cyclamate (một loại đường nhân tạo có độ ngọt gấp 30 lần đường mía) và rất nhiều tác nhân tạo màu vào sản phẩm.
Thịt lợn phát sáng
thịt lợn phát sáng |
Mặc dù cơ quan y tế đất nước này đã khẳng định thịt lợn này phát sáng là bởi nó bị nhiễm một loại vi khuẩn có khả năng phát quang và có thể sử dụng được khi đã nấu chín nhưng nhiều người vẫn cảm thấy ái ngại khi dùng loại thịt này và đã tìm nhiều cách để chuyển hướng.
Hộp đựng thực phẩm độc hại
Người ta đã phát hiện hơn 7 triệu chiếc hộp đựng thức ăn bị nhiễm độc tại thành phố Giang Tây. Trong loại hộp này có chứa những chất cấm hóa học. Khi có nhiệt độ nóng của thức ăn nó sẽ sinh ra chất hóa học vô cùng nguy hại cho sức khỏe, gây ảnh hưởng đến gan, thận và cơ quan sinh sản.
Khổng Hà
Bình luận