(VTC News) - Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhận định đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhận định kết quả phòng chống tham nhũng thời gian qua đã có tác dụng phòng ngừa, răn đe nhất định đối với tệ tham nhũng.
Những vụ có dấu hiệu tham nhũng do cơ quan thanh tra, kiểm toán chuyển đến cơ quan điều tra cơ bản được khởi tố, điều tra và xử lý nghiêm.
Một số vụ án phức tạp, án điểm đã được các cơ quan tố tụng phối hợp chặt chẽ, xử lý nghiêm minh, được xã hội đồng tình, có tác dụng tích cực trong việc răn đe tội phạm tham nhũng.
“Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng nhũng nhiễu trong khu vực công còn phổ biến, biểu hiện qua nạn hối lộ, lót tay, chạy chọt khi giao dịch với các cơ quan công quyền. Đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực”, ông Huỳnh Phong Tranh nhận định.
Qua kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng cho thấy tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, phạm vi, tính có tổ chức của các vụ việc, vụ án tham nhũng rõ nét hơn.
Một số vụ tham nhũng gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. Một số vụ tham nhũng có yếu tố nước ngoài, phần nào ảnh hưởng đến nhìn nhận của quốc tế đối với Việt Nam.
“Tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay, là một nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội”, Tổng thanh tra Chính phủ nêu quan điểm.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Phong Tranh cũng cho biết, bên cạnh những kết quả tích cực, công tác phòng chống tham nhũng còn có nhiều hạn chế.
Trong đó, Tổng thanh tra Chính phủ cho biết một số văn bản, đề án quan trọng để tiếp tục hoàn thiện thể chế về phòng chống tham nhũng chậm được ban hành.
Việc rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở, bất cập của chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực còn chưa kịp thời. Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng chưa đạt hiệu quả cao.
"Nạn sách nhiễu, 'tham nhũng vặt' còn phổ biến, gây bức xúc trong xã hội“, Tổng thanh tra Chính phủ nói.
Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả còn thấp. Một số vụ việc trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, giám định tư pháp còn chậm, chưa đạt yêu cầu; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tuy hằng năm đều tăng nhưng vẫn còn thấp so với số tài sản bị chiếm đoạt.
Tổng thanh tra Chính phủ cũng nêu ra nguyên nhân dẫn tới hạn chế do trong quá trình đổi mới và thực thi Hiến pháp năm 2013, nhiều chính sách, pháp luật cần được bổ sung, sửa đổi nhưng năng lực của một số cán bộ, công chức làm công tác hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu.
“Trên một số lĩnh vực, việc phát huy dân chủ chưa đi đôi với kỷ luật, kỷ cương nên việc tổ chức thực hiện pháp luật còn yếu; việc theo dõi, giám sát, đánh giá chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức còn hạn chế...; chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, đời sống của nhiều cán bộ, công chức, viên chức còn thấp; chưa phát huy được toàn diện sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của nhân dân trong phòng chống tham nhũng”, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nói.
Bên cạnh đó, ông Tranh cũng thừa nhận trong những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, hành vi tham nhũng thường rất tinh vi, phức tạp, thủ đoạn phạm tội, tẩu tán tài sản tinh vi, trong khi đó năng lực của đội ngũ làm công tác phòng chống tham nhũng không đồng đều.
Phạm Thịnh
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhận định kết quả phòng chống tham nhũng thời gian qua đã có tác dụng phòng ngừa, răn đe nhất định đối với tệ tham nhũng.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh |
Những vụ có dấu hiệu tham nhũng do cơ quan thanh tra, kiểm toán chuyển đến cơ quan điều tra cơ bản được khởi tố, điều tra và xử lý nghiêm.
Một số vụ án phức tạp, án điểm đã được các cơ quan tố tụng phối hợp chặt chẽ, xử lý nghiêm minh, được xã hội đồng tình, có tác dụng tích cực trong việc răn đe tội phạm tham nhũng.
“Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng nhũng nhiễu trong khu vực công còn phổ biến, biểu hiện qua nạn hối lộ, lót tay, chạy chọt khi giao dịch với các cơ quan công quyền. Đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực”, ông Huỳnh Phong Tranh nhận định.
Qua kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng cho thấy tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, phạm vi, tính có tổ chức của các vụ việc, vụ án tham nhũng rõ nét hơn.
Một số vụ tham nhũng gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. Một số vụ tham nhũng có yếu tố nước ngoài, phần nào ảnh hưởng đến nhìn nhận của quốc tế đối với Việt Nam.
“Tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay, là một nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội”, Tổng thanh tra Chính phủ nêu quan điểm.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Phong Tranh cũng cho biết, bên cạnh những kết quả tích cực, công tác phòng chống tham nhũng còn có nhiều hạn chế.
Trong đó, Tổng thanh tra Chính phủ cho biết một số văn bản, đề án quan trọng để tiếp tục hoàn thiện thể chế về phòng chống tham nhũng chậm được ban hành.
Việc rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở, bất cập của chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực còn chưa kịp thời. Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng chưa đạt hiệu quả cao.
"Nạn sách nhiễu, 'tham nhũng vặt' còn phổ biến, gây bức xúc trong xã hội“, Tổng thanh tra Chính phủ nói.
Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả còn thấp. Một số vụ việc trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, giám định tư pháp còn chậm, chưa đạt yêu cầu; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tuy hằng năm đều tăng nhưng vẫn còn thấp so với số tài sản bị chiếm đoạt.
Tổng thanh tra Chính phủ cũng nêu ra nguyên nhân dẫn tới hạn chế do trong quá trình đổi mới và thực thi Hiến pháp năm 2013, nhiều chính sách, pháp luật cần được bổ sung, sửa đổi nhưng năng lực của một số cán bộ, công chức làm công tác hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu.
“Trên một số lĩnh vực, việc phát huy dân chủ chưa đi đôi với kỷ luật, kỷ cương nên việc tổ chức thực hiện pháp luật còn yếu; việc theo dõi, giám sát, đánh giá chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức còn hạn chế...; chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, đời sống của nhiều cán bộ, công chức, viên chức còn thấp; chưa phát huy được toàn diện sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của nhân dân trong phòng chống tham nhũng”, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nói.
Bên cạnh đó, ông Tranh cũng thừa nhận trong những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, hành vi tham nhũng thường rất tinh vi, phức tạp, thủ đoạn phạm tội, tẩu tán tài sản tinh vi, trong khi đó năng lực của đội ngũ làm công tác phòng chống tham nhũng không đồng đều.
Phạm Thịnh
Bình luận