Theo đó, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho phép VEC tăng phí với 4 tuyến cao tốc theo đề nghị trước đó của đơn vị này, gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình; Nội Bài - Lào Cai; TPHCM - Long Thành - Dầu Giây; Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Mức tăng không vượt quá mức giá tối đa quy định tại Thông tư 28/2021/TT-BGTVT.
Bộ GTVT giao VEC kiểm tra, rà soát, quyết định mức giá tăng, thời điểm tăng, bảo đảm không vượt quá mức giá tối đa quy định tại Thông tư 28/2021, khả năng chi trả của người sử dụng; hài hoà lợi ích của Nhà nước - người dân - doanh nghiệp; hoàn tất các thủ tục điều chỉnh giá vé theo đúng quy định.
Đơn vị khai thác phải kịp thời công khai, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp.
Liên quan tới vấn đề này, VEC vừa thông báo về việc tăng phí 4 tuyến cao tốc đơn vị đang quản lý khai thác, thời gian áp dụng từ 0h00 ngày 1/2/2024.
Cụ thể, điều chỉnh tăng phí thêm 12% so với hiện hành các tuyến cao tốc: Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình và Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tăng phí thêm 5% đối với tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Trước đó, từ 29/12/2023, cả nước đã có 48 trạm thu phí BOT đường bộ do Bộ GTVT đã điều chỉnh tăng phí. Với việc VEC tăng phí các tuyến cao tốc, chỉ trong hơn 1 tháng, hầu hết các dự án giao thông lớn đang thu phí đều điều chỉnh tăng phí.
Bảng mức giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc (đã gồm 8% thuế VAT):
Bình luận