(VTC News) - Trong võ thuật cổ truyền, khỉ là “hầu vương”, khỉ có riêng một khung trời bao la, bát ngát, một môn phái võ đàng hoàng, tên gọi là Hầu quyền.
Nói về khỉ, không ai xa lạ, khỉ là giống thú cao cấp rất gần với người. Bàn tay, bàn chân có thể cầm nắm được, khả năng leo trèo và đánh đu rất giỏi, các vận động viên thể dục thể thao, thấy khỉ đánh đu phải tâm phục khẩu phục vì thao tác nhẹ nhàng, khoan thoai, linh hoạt, chính xác, tinh thần tự tại, an nhiên, đu mà như không đu, loài người không dễ gì bắt chước.
Năm Bính Thân nói chuyện võ khỉ |
Môn phái Võ Thiếu Lâm nổi tiếng có Ngũ hình quyền: Long (rồng), Hổ (cọp), Xà (rắn), Hạc (hạc), Báo (beo). Có môn chọn Long (rồng), Hổ (cọp), Xà (rắn), Hầu (khỉ), Báo (beo).
Trong Thập hình quyền Thiếu Lâm có: Long (rồng), Xà (rắn), Hổ (cọp), Báo (beo), Hạc (hạc), Sư (sư tử), Tượng (voi), Mã (ngựa), Hầu (khỉ), Điêu (chim). Như vậy thấy rằng khỉ cũng có vị trí quan trọng trong làng Võ thuật cổ truyền bởi tính cách đặc thù tự tồn giữa thiên nhiên hoang dã.
Hầu quyền trong Thiếu Lâm Tự |
Hầu quyền là tượng hình quyền, hay còn gọi là hình ý quyền linh thú, được giới võ yêu chuộng vì diễn luyện Hầu quyền đòi hỏi không những thể hiện được các động tác của loài khỉ mà còn làm sống được cái thần thái, thần khí của loài vật này.
Việc luyện tập Hầu quyền mang lại sự nhẹ nhàng, thanh thoát cho cơ thể, nhanh lẹ trong động tác, chạy, nhảy, tránh, né, cầm, bắt với những tư thế mà con người bắt chước đưa vào ứng dụng để phòng thủ hoặc tấn công trong võ thuật, nhất là có được sức khoẻ bền bỉ, dẻo dai.
Môn võ nào cũng có nguồn gốc, chủ yếu do con người sáng tạo dựa trên kinh nghiệm đời sống với thiên nhiên, hoặc tranh sống cùng những loài động vật khác, mà chính con người cũng là động vật.
Đối với Hầu quyền, tài liệu sách vở vẫn còn trong vòng nghiên cứu, dù rằng Hầu quyền rất nổi tiếng, song hậu thế thường trước tác rồi gán ghép ánh hào quang bí kíp võ công để tô vẽ, giương oai, quảng cáo cho cá nhân mình không đúng với thực tế.
Đối với Hầu quyền, tài liệu sách vở vẫn còn trong vòng nghiên cứu, dù rằng Hầu quyền rất nổi tiếng, song hậu thế thường trước tác rồi gán ghép ánh hào quang bí kíp võ công để tô vẽ, giương oai, quảng cáo cho cá nhân mình không đúng với thực tế.
Theo “Thượng thư” (Trung Quốc cổ thư), những tư thế mô phỏng dáng điệu, động tác của muông thú được gọi chung dưới tên “Bách thú vũ”. Sau kết hợp động tác với kỹ thuật chiến đấu thành một thể loại võ thuật là “Hình tượng quyền”.
Hình tượng Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký với tuyệt kỹ Hầu quyền |
Hầu quyền là “Hình tượng quyền” được biết đến từ thời nhà Hán (206 trước Công nguyên) với điệu “Mi hầu vũ”. Thời Tây Hán, một viên quan trong buổi đại yến, lúc ngà ngà say đã trình diễn vũ điệu Mi hầu.
Thời Hậu Hán (25 - 220) và Tam quốc phân tranh (220 - 260), danh y Hoa Đà sáng chế “Ngũ cầm hí” gồm: Hổ (cọp), Lộc (nai), Hùng (gấu), Viên (vượn) và Điểu (chim) để luyện tập cơ thể. Đời nhà Minh (1368 - 1644), Hầu quyền đã nổi tiếng và phổ biến rộng trong giới võ lâm. Thích Kế Quang, danh tướng đương thời, đã viết “Kỷ hiệu tân thư”, nói rằng Tống Thái Tổ không những có Tam thập nhị thế Trường quyền mà còn có Lục bộ quyền, Hầu quyền và Ngoa quyền.
Thời Hậu Hán (25 - 220) và Tam quốc phân tranh (220 - 260), danh y Hoa Đà sáng chế “Ngũ cầm hí” gồm: Hổ (cọp), Lộc (nai), Hùng (gấu), Viên (vượn) và Điểu (chim) để luyện tập cơ thể. Đời nhà Minh (1368 - 1644), Hầu quyền đã nổi tiếng và phổ biến rộng trong giới võ lâm. Thích Kế Quang, danh tướng đương thời, đã viết “Kỷ hiệu tân thư”, nói rằng Tống Thái Tổ không những có Tam thập nhị thế Trường quyền mà còn có Lục bộ quyền, Hầu quyền và Ngoa quyền.
Theo “Giang Nam kinh lược”, sách được in vào năm Long Khánh thứ ba (1569), Trịnh Nhược Tăng đã chép rằng có 36 đường Hầu quyền, điều này cho thấy Hầu quyền đã phát triển mạnh vào thế kỷ 16. Cuối đời nhà Thanh (1644 - 1911), tại địa khu Cao Sơn, thuộc huyện Nhạc, tỉnh Thiểm Tây, lưu truyền một loại hình quyền thuật với tên gọi “Diêu tử Cao Sơn đấu luyện quyền”, môn luyện này giống với Hầu quyền ngày nay.
Thực tế, khi nói đến Hầu quyền vang danh thiên hạ, thường được nhìn qua lăng kính để thấy hình ảnh của một Hầu vương mà các nhà nghiên cứu võ học cho rằng nhờ vào tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân cảm tác nhân vật Tôn Ngộ Không đưa Hầu quyền trở thành tuyệt kỹ công phu võ học.
Nhưng dù truyền thuyết hay lý luận thực tiễn thì có một điều không thể phủ nhận đó là tính cách đặc thù của loài khỉ trong chiến đấu của võ thuật truyền thống tượng hình quyền.
*Còn nữa…
Võ sưTrương Văn Bảo
Bình luận