• Zalo

Tỉnh thành nào đông dân thứ hai Việt Nam?

Hỏi - ĐápThứ Sáu, 11/08/2023 15:41:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Với tổng số hơn 8,3 triệu dân, địa phương này đứng thứ hai cả nước sau TP.HCM về dân số - trích Niên giám thống kê năm 2021.

Tỉnh thành nào đông dân thứ hai Việt Nam? - 1

1. Đâu là địa phương đứng thứ hai về dân số cả nước?

  • A

    Cần Thơ

  • B

    Hà Nội

    Hà Nội hiện là thành phố đông dân thứ hai của cả nước (sau TP.HCM) với dân số trung bình năm 2021 là 8.330.834 người, tốc độ gia tăng dân số cơ học hằng năm ở mức 1,4%/năm. Mật độ dân số trung bình hiện nay của Hà Nội khoảng 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so mật độ dân số cả nước.
    Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, năm 2023 thành phố đạt mức sinh thay thế, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tuy có giảm so mỗi năm nhưng chưa bền vững; tỷ lệ tăng dân số hàng năm ở mức cao tạo ra áp lực lớn cho kinh tế - xã hội Thủ đô.

  • C

    Đà Nẵng

  • D

    Bình Dương

Tỉnh thành nào đông dân thứ hai Việt Nam? - 2

2. Thành phố Hà Nội có bao nhiêu quận trực thuộc?

  • A

    10 

  • B

    11 

  • C

    12 

    Hiện thành phố Hà Nội có 12 quận bao gồm: Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Tây Hồ và Nam Từ Liêm.

  • D

    13

Tỉnh thành nào đông dân thứ hai Việt Nam? - 3

3. Quận nào đông dân nhất Hà Nội?

  • A

    Hoàng Mai

    Trước kia, Đống Đa là quận đông nhất Hà Nội, nhưng theo Niên giám thống kê năm 2020, quận Hoàng Mai có dân số hơn 500.000 người, còn Đống Đa trên 400.000. Quận Hoàng Mai được thành lập năm 2003 với diện tích hơn 40 km2, gồm 14 phường: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Tương Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Vĩnh Hưng, Yên Sở.
    Về địa lý, Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà Nội, phía Đông giáp sông Hồng và quận Long Biên; phía Tây và Nam giáp huyện Thanh Trì; phía Bắc giáp hai quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng. Quận Hoàng Mai được chia thành ba phần tương đối đều nhau bởi đường Giải Phóng, Tam Trinh (theo trục Bắc - Nam).
    Trên địa phận quận có nhiều làng nghề truyền thống như làm quạt ở làng Lủ, dát bạc ở làng Giáp Lục, kim hoàn ở phường Định Công. Đây còn là mảnh đất có nhiều di tích với giá trị kiến trúc và lịch sử, gồm Đình Mai Động, chùa Thiên Phúc, chùa Tương Mai, đền Định Công Hạ.

  • B

    Đống Đa

  • C

    Long Biên

  • D

    Cầu Giấy

Tỉnh thành nào đông dân thứ hai Việt Nam? - 4

4. Nhắc tới Hà Nội mọi người sẽ nhớ đến món ăn nổi tiếng nào dưới đây?

  • A

    Cơm lam, su su, bánh gio, bánh cuốn...

  • B

    Nem làng bùi, bánh tẻ, bò tơ hấp cuốn bánh tráng...

  • C

    Cơm cháy, thịt dê tái chanh, cá chuối nướng...

  • D

    Bún chả, cốm, phở...

    Hà Nội là thành phố nổi tiếng với nền ẩm thực truyền thống và đa dạng. Các món ăn Hà Nội luôn được đánh giá cao bởi hương vị tính tế và thanh đạm, mang đậm nét văn hoá và tính cách con người nơi đây. 
    Nhắc tới Hà Nội người ta sẽ nghĩ ngay đến ngay về bún chả, cốm, phở... một nét văn hóa ẩm thực không thể thiểu đối với con người Hà Thành nói chung và ẩm thực Việt Nam nói riêng.

Tỉnh thành nào đông dân thứ hai Việt Nam? - 5

5. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc quận nào của Hà Nội?

  • A

    Cầu Giấy

  • B

    Ba Đình

    Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (lăng Bác) có địa chỉ tại số 2 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Lăng được xây dựng chính tại vị trí lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

  • C

    Hoàn Kiếm

  • D

    Hai Bà Trưng

Tỉnh thành nào đông dân thứ hai Việt Nam? - 6

7. Hồ tự nhiên nào có diện tích lớn nhất Hà Nội hiện nay?

  • A

    Hồ Đồng Mô 

  • B

    Hồ Tây

    Hồ Tây là hồ tự nhiên lớn nhất thành phố Hà Nội, hiện thuộc địa phận quận Tây Hồ. Hồ hình thành từ vết tích dòng chảy cũ của sông Hồng, có diện tích hơn 500ha và chu vi khoảng 14,8km.
    Theo sách Tây Hồ chí, Hồ Tây có từ thời Hùng Vương. Bấy giờ, nơi đây có một bến nằm giáp sông Hồng, thuộc động Lâm Ấp, nên có tên là bến Lâm Ấp. Đến thời Hai Bà Trưng, bến này vẫn ăn thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây.

  • C

    Hồ Bảy Mẫu

  • D

    Hồ Gươm

6. Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết lịch sử nào?

  • A

    Danh tướng Yết Kiêu

  • B

     Bánh chưng - Bánh dày

  • C

    Vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần

    Tên gọi hồ Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ XV gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần. Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược.
    Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm. Tên hồ còn được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.

  • D

    Sơn tinh - Thủy tinh

Khánh Sơn
Bình luận
vtcnews.vn