1.Tỉnh nào có trữ lượng vàng lớn nhất Việt Nam?
- A
Quảng Nam
Theo kết quả thăm dò khoáng sản giai đoạn 2011-2020, được phê duyệt bởi Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia, Việt Nam có khoảng 25.084 kg vàng gốc. Trong đó, Quảng Nam là tỉnh nhiều vàng nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở mỏ vàng Bồng Miêu và Phước Sơn.
Mỏ vàng Bồng Miêu là một trong những mỏ có trữ lượng lớn nhất nước hiện nay. Do mỏ vàng không được quản lý chặt chẽ nên người dân từ nhiều nơi kéo về khai thác. Địa phương mất tài nguyên nhưng không thể thu thuế, đất đai bị đào bới, hóa chất, bùn thải ra môi trường gây ô nhiễm. Tình trạng này còn dẫn đến mất an ninh trật tự, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sập hầm, sạt lở núi gây chết người.
Tháng 3/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt dự án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu với kinh phí 19,5 tỷ đồng, giao địa phương thực hiện đến cuối năm 2024. - B
Đà Nẵng
- C
Quảng Ngãi
- D
Hà Nam
2. Việc khai thác vàng ở mỏ Bồng Miêu bắt đầu từ triều đại phong kiến nào?
- A
Nhà Nguyễn
Trước đây, người Chăm từng đào sâu vào lòng núi tại mỏ Bồng Miêu, sau đó lợi dụng sức nước của các dòng suối xung quanh để gạn lọc quặng, lấy vàng.
Đến thời nhà Nguyễn, các vua kêu gọi những người có kinh nghiệm khai mỏ ra giúp nước. Lúc này, có 5 phương thức tổ chức khai mỏ: Do triều đình tổ chức, do thương nhân Hoa Kiều đảm nhiệm, do các tù trưởng dân tộc thiểu số khai thác, do chủ mỏ là người Việt và do nhân dân địa phương tự khai thác sau đó nộp thuế. - B
Nhà Trần
- C
Nhà Lê
- D
Nhà Hồ
3. Người Pháp bắt đầu khai thác mỏ Bồng Miêu vào năm nào?
- A
1856
- B
1857
- C
1858
- D
1859
Theo báo Quảng Nam, mỏ vàng Bồng Miêu nằm trong một thung lũng rộng được mệnh danh là "cánh đồng vàng". Người Pháp bắt đầu thăm dò và khai thác mỏ Bồng Miêu vào khoảng năm 1859.
Hoạt động khai thác tạm dừng vào năm 1919 vì nhiều lý do, trong đó nguyên nhân chính do vàng mất giá so với những mặt hàng khác ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Đến những năm 1922 - 1923 và 1926 - 1928, việc thăm dò mới được tiến hành trở lại dẫn tới sự ra đời của nhiều công ty trên địa bàn.
4. Ngoài mỏ vàng, Quảng Nam còn có tiềm năng khai thác loại tài nguyên nào?
- A
Nước khoáng
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam, trên địa bàn Quảng Nam thăm dò được 18 mỏ nước khoáng và nước ngọt có chất lượng tốt.
Cùng với đó, các loại khoáng sản như khí mê tan, uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam. Ngoài ra các khoáng sản khác như đá granít, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh,... được phân bố tại nhiều nơi trong tỉnh. - B
Than đá
- C
Kẽm
- D
Bạc
5. Khu vực nào tập trung nhiều mỏ vàng nhất Việt Nam?
- A
Nam Trung Bộ
- B
Tây Nguyên
- C
Đồng bằng sông Hồng
- D
Miền núi phía Bắc
Theo Thông tấn xã Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 500 điểm quặng và mỏ vàng gốc (quặng vàng thực thụ và các loại quặng khác có chứa vàng).
Các mỏ vàng gốc tập trung tại miền núi phía Bắc. Vùng có biểu hiện khoáng hóa vàng khá tập trung ở quanh Đồi Bù (Hòa Bình) như Cao Răm, Da Bạc, Kim Bôi... với tổng trữ lượng khoảng 10 tấn. Vùng Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, bao gồm các mỏ Pắc Lạng, Khau Âu (Bắc Kạn), mỏ Bồ Cu (Thái Nguyên) và Nam Quang (Cao Bằng). Vùng Nà Pái (Lạng Sơn) cũng có trữ lượng vàng đạt khoảng 30 tấn.
Bình luận