• Zalo

Tỉnh Hoàng Liên Sơn trước kia được sáp nhập từ những địa phương nào?

Hỏi - ĐápThứ Năm, 05/12/2024 11:03:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Tỉnh Hoàng Liên Sơn được thành lập vào ngày 27/12/1975 thuộc vùng Tây Bắc Bộ Việt Nam.

Tỉnh Hoàng Liên Sơn trước kia được sáp nhập từ những địa phương nào? - 1

1. Tỉnh Hoàng Liên Sơn được sáp nhập từ những địa phương nào??

  • A

    Tuyên Quang và Hà Giang

  • B

    Lào Cai và Tuyên Quang

  • C

    Yên Bái và Tuyên Quang 

  • D

    Lào Cai và Yên Bái 

    Hoàng Liên Sơn là một tỉnh cũ của Việt Nam, nằm giữa đông bắc và tây bắc Bắc Bộ Việt Nam, được thành lập vào ngày 27/12/1975 trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái và các huyện Mù Căng Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu, Than Uyên của tỉnh Nghĩa Lộ (riêng 2 huyện Bắc Yên và Phù Yên nhập vào tỉnh Sơn La). Tỉnh lỵ của Hoàng Liên Sơn là thị xã Yên Bái. 
    Khi hợp nhất, tỉnh Hoàng Liên Sơn có 4 thị xã: Thị xã Yên Bái (tỉnh lị), Cam Đường, Lào Cai, Nghĩa Lộ và 16 huyện: Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Lục Yên, Mù Cang Chải, Mường Khương, Sa Pa, Si Ma Cai, Than Uyên, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Bàn, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình.

Tỉnh Hoàng Liên Sơn trước kia được sáp nhập từ những địa phương nào? - 2

2. Năm bao nhiêu Hoàng Liên Sơn được chia thành hai tỉnh?

  • A

    1991

    Ngày 12/8/1991, Kỳ họp 9, Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn để tái lập tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái (bao gồm cả phần thuộc tỉnh Nghĩa Lộ).

  • B

    1992

  • C

    1993

  • D

    1994

Tỉnh Hoàng Liên Sơn trước kia được sáp nhập từ những địa phương nào? - 3

3. Dòng sông nào cùng chảy qua cả Lào Cai và Yên Bái?

  • A

    Sông Đà 

  • B

    Sông Hồng

    Ở Lào Cai, sông Hồng cao hơn mực nước biển 73 m. Đến Yên Bái thì sông chỉ còn ở cao độ 55 m. Giữa hai tỉnh đó là 26 ghềnh thác, nước chảy xiết. Đến Việt Trì thì triền dốc sông không còn mấy nên lưu tốc chậm hẳn lại. Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu con sông này.
    Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều. Về mùa khô lưu lượng giảm chỉ còn khoảng 700 m³/s, nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m³/s.

  • C

    Sông Lô

  • D

    Sông Đáy

Tỉnh Hoàng Liên Sơn trước kia được sáp nhập từ những địa phương nào? - 4

4. Khoáng sản nào có trữ lượng lớn nhất ở Lào Cai, nổi tiếng cả nước?

  • A

    Đồng

  • B

    Than

  • C

    Vàng

  • D

    Quặng apatit

    Quặng apatit Lào Cai là loại quặng thuộc thành hệ metan phosphorit (apatit-dolomit), là thành hệ chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất phân bón chứa lân ở nước ta.
    Trữ lượng apatit phân bố dọc theo bờ phải sông Hồng thuộc địa phận Lào Cai. Mỏ apatit Lào Cai dày 200m, rộng từ 1 - 4 km chạy dài 100 km nằm trong địa phận Việt Nam, từ Bảo Hà ở phía Đông Nam đến Bát Xát ở phía Bắc, giáp biên giới Trung Quốc.
    Quặng apatit Lào Cai là một loại quặng phosphat có nguồn gốc trầm tích biển, được phát hiện từ năm 1924. Các nhà địa chất hoàn thành các nghiên cứu về khảo sát chi tiết địa tầng chứa apatit, nghiên cứu cấu trúc kiến tạo của khu mỏ, xác định trữ lượng từng loại quặng.

Tỉnh Hoàng Liên Sơn trước kia được sáp nhập từ những địa phương nào? - 5

5. 'Nóc nhà Đông Dương' ở tỉnh nào?

  • A

    Lào Cai

    Fansipan (còn được viết là Phan Si Păng hay Phan Xi Păng) là đỉnh núi cao nhất của Việt Nam, nằm trên một dãy núi nổi tiếng vùng Tây Bắc Bộ. Fansipan cũng là đỉnh núi cao nhất của bán đảo Đông Dương và được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương".
    Fansipan mê hoặc du khách với nhiều phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và là niềm đam mê bất tận đối với du khách ưa khám phá, leo núi. 

  • B

    Yên Bái

  • C

    Điện Biên

  • D

    Hà Giang

Tỉnh Hoàng Liên Sơn trước kia được sáp nhập từ những địa phương nào? - 6
Bình luận
vtcnews.vn