(VTC News) - Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tham gia vào TPP trong thời gian tới, song song với việc thông qua và bắt tay vào thực hiện "Kế hoạch 5 năm mới" để vực dậy nền kinh tế đang trì trệ.
Ngày 25/10, truyền thông Trung Quốc đưa tin, quốc gia này sẽ tìm thời điểm thích hợp để tham gia vào Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm hướng tới mục tiêu cải cách nền kinh tế của mình.
Theo đó, vòng đàm phán cấp bộ trưởng của Hiệp định TPP tại Atlanta vào đầu tháng 10 vừa qua đã đạt được những thỏa thuận cuối cùng.
Tuy nhiên, trong danh sách các quốc gia thành viên TPP tại khu vực châu Á lại không hề có bóng dáng của Trung Quốc.
Đến nay, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành cũng cho biết, dù hiệp định TPP không nhằm vào Bắc Kinh nhưng vẫn sẽ có những tác động mang tính toàn diện tới quốc gia bởi hiệp định này.
Trước đó, trong bài bình luận Study Times của Trường Đảng Trung Quốc, nhiều cán bộ Trung Quốc coi TPP như một "âm mưu" để cô lập và hạn chế tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh.
Bên cạnh đó, mục tiêu của TPP bao gồm cải cách hành chính và bảo vệ môi trường, là tất cả những gì Bắc Kinh mong muốn đạt được.
Tờ báo cũng cho biết: "Những quy tắc của hiệp định TPP và xu hướng cải cách kinh tế hoàn toàn phù hợp với Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tham gia TPP vào một thời điểm thích hợp”.
Tuy nhiên, làm thế nào để các ngành công nghiệp quốc doanh của Trung Quốc không bị ảnh hưởng khi gia nhập TPP. Do đó, quốc gia này sẽ cần phải xem xét từng bước đi một, một cách thực sự cẩn trọng.
Cho tới nay Bắc Kinh đang thúc đẩy hiệp định thương mại của riêng mình. Hiệp định đối tác kinh tế toàn khu vực (RCEP) gồm 16 quốc gia trong khu vực thương mại tự do, bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á cùng 6 nước khác (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand) sẽ tạo nên thị trường thương mại lên tới 3,4 tỷ người, với mục tiêu làm đối trọng với Hiệp định TPP.
Ngày 26/10, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đã bắt đầu cùng bàn họp để đề ra "Kế hoạch 5 năm mới" nhằm khắc phục tốc độ tăng trưởng trì trệ của quốc gia hiện nay. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ chỉ được thông qua tại cuộc họp của Quốc hội diễn ra vào năm 2016.
Giới phân tích cho rằng, Bắc Kinh phải lựa chọn giữa việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng GDP theo truyền thống hoặc tiến hành các biện pháp cải cách như thay đổi “chính sách một con” để giúp đất nước phát huy tối đa mọi tiềm năng.
Các chuyên gia cũng rằng, Trung Quốc nên theo đuổi chính sách tự do hóa hơn nữa để tránh “bẫy thu nhập trung bình” khi các nước đang phát triển không thể chuyển đổi mô hình phát triển của họ để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc, tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chỉ đạt mức 6,9% trong Quý III so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất trong 6 năm qua, mặc dù các nhà phân tích độc lập cho rằng con số thực có thể còn thấp hơn đáng kể.
Nhà nghiên cứu Julian Evans-Pritchard của hãng nghiên cứu Capital Economics còn dự đoán rằng, mục tiêu tăng trưởng Trung Quốc đặt ra sẽ chỉ ở mức khoảng 7% như hiện tại, hoặc thậm chí có thể sẽ thấp hơn cả con số khiêm tốn này.
Huyền Trân (tổng hợp)
Ngày 25/10, truyền thông Trung Quốc đưa tin, quốc gia này sẽ tìm thời điểm thích hợp để tham gia vào Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm hướng tới mục tiêu cải cách nền kinh tế của mình.
Theo đó, vòng đàm phán cấp bộ trưởng của Hiệp định TPP tại Atlanta vào đầu tháng 10 vừa qua đã đạt được những thỏa thuận cuối cùng.
Tuy nhiên, trong danh sách các quốc gia thành viên TPP tại khu vực châu Á lại không hề có bóng dáng của Trung Quốc.
Trung Quốc đang nhắm tới TPP và lập 'Kế hoạch 5 năm mới' để khôi phục kinh tế - Ảnh minh họa |
Trước đó, trong bài bình luận Study Times của Trường Đảng Trung Quốc, nhiều cán bộ Trung Quốc coi TPP như một "âm mưu" để cô lập và hạn chế tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh.
Bên cạnh đó, mục tiêu của TPP bao gồm cải cách hành chính và bảo vệ môi trường, là tất cả những gì Bắc Kinh mong muốn đạt được.
Tờ báo cũng cho biết: "Những quy tắc của hiệp định TPP và xu hướng cải cách kinh tế hoàn toàn phù hợp với Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tham gia TPP vào một thời điểm thích hợp”.
Tuy nhiên, làm thế nào để các ngành công nghiệp quốc doanh của Trung Quốc không bị ảnh hưởng khi gia nhập TPP. Do đó, quốc gia này sẽ cần phải xem xét từng bước đi một, một cách thực sự cẩn trọng.
Cho tới nay Bắc Kinh đang thúc đẩy hiệp định thương mại của riêng mình. Hiệp định đối tác kinh tế toàn khu vực (RCEP) gồm 16 quốc gia trong khu vực thương mại tự do, bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á cùng 6 nước khác (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand) sẽ tạo nên thị trường thương mại lên tới 3,4 tỷ người, với mục tiêu làm đối trọng với Hiệp định TPP.
Ngày 26/10, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đã bắt đầu cùng bàn họp để đề ra "Kế hoạch 5 năm mới" nhằm khắc phục tốc độ tăng trưởng trì trệ của quốc gia hiện nay. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ chỉ được thông qua tại cuộc họp của Quốc hội diễn ra vào năm 2016.
Giới phân tích cho rằng, Bắc Kinh phải lựa chọn giữa việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng GDP theo truyền thống hoặc tiến hành các biện pháp cải cách như thay đổi “chính sách một con” để giúp đất nước phát huy tối đa mọi tiềm năng.
Các chuyên gia cũng rằng, Trung Quốc nên theo đuổi chính sách tự do hóa hơn nữa để tránh “bẫy thu nhập trung bình” khi các nước đang phát triển không thể chuyển đổi mô hình phát triển của họ để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc, tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chỉ đạt mức 6,9% trong Quý III so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất trong 6 năm qua, mặc dù các nhà phân tích độc lập cho rằng con số thực có thể còn thấp hơn đáng kể.
Nhà nghiên cứu Julian Evans-Pritchard của hãng nghiên cứu Capital Economics còn dự đoán rằng, mục tiêu tăng trưởng Trung Quốc đặt ra sẽ chỉ ở mức khoảng 7% như hiện tại, hoặc thậm chí có thể sẽ thấp hơn cả con số khiêm tốn này.
Huyền Trân (tổng hợp)
Bình luận