“Bán hàng không màng đến giá” là chiêu kinh doanh thường được các DN điện máy triển khai dịp cuối năm, nay lan sang cả ô tô. Nhiều mẫu xe thi nhau “đánh sập giá sàn”, khiến thị trường ô tô có mặt bằng giá thấp chưa từng thấy.
Michel Tosto, trưởng bộ phận khách hàng tổ chức và môi giới công ty chứng khoán Bản Việt, nhận định dự án sản xuất ô tô thực sự là 1 thử thách “rất khó".
Với việc Tập đoàn Vingroup khởi công Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VINFAST tại Hải Phòng, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định trong tương lai không xa mọi người Việt đều có khả năng mua được ô tô.
Sau gần 1/4 thế kỷ được bảo hộ, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ, tỷ lệ nội địa hoá thấp, quy mô sản xuất nhỏ, chất lượng sản phẩm chưa tương xứng với giá thành.
Chuẩn bị cho thời điểm 2018, khi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN về Việt Nam giảm xuống 0%, hàng loạt mẫu xe nhỏ, giá rẻ được các DN đưa về thăm dò thị trường.
Là một hãng xe rất ít khi khuyến mãi, giảm giá nhưng đứng trước "cơn bão" giảm giá ô tô hiện nay, Toyota cũng bắt đầu có những động thái giảm giá chưa từng có.
Trung tuần tháng 7, nhiều hãng ô tô tiếp tục tung ra chính sách ưu đãi, giảm giá xe; trong đó, nhiều mẫu ô tô giá giảm sâu, có xe như Nhật Mitsubishi giảm tới gần 200 triệu đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, nhiều hãng xe sang giảm giá mạnh; trong đó, Lexus có mẫu xe giảm tối đa hơn 200 triệu, Audi có mức giảm tới hơn 500 triệu cho 1 mẫu xe nhưng vẫn không cứu vãn được doanh số.
Sau khi Thaco khơi mào cuộc chiến giảm giá vào cuối năm 2016, hầu hết các hãng ô tô trong nước đã giảm giá ít nhiều các sản phẩm của mình, tuy nhiên, không phải ai cũng thành công trong việc này.
Trong buổi làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu của Đức ngày 6/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện một số giấy tờ giả trong quá trình nhập cảng bên cạnh việc xe BMW khi nhập khẩu được tính thuế thấp hơn giá trị rất nhiều.
Không còn là thoả ước hay các hợp đồng đàm phán giữa các bên nữa, mới đây hãng ô tô Volvo (xe Thụy Điển) do Trung Quốc sở hữu đã chính thức tuyên bố chỉ sản xuất xe điện tại Trung Quốc năm 2019; trong khi đó, Việt Nam vẫn đang loay hoay với bài toán làm thế nào để "nội địa hóa" ngành ô tô.
Ô tô nhập khẩu sẽ khó có cơ hội tràn vào Việt Nam vì bị siết chặt, trong khi ô tô sản xuất lắp ráp trong nước được hưởng nhiều ưu đãi, điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam phân vân có nên lắp ráp hay nhập khẩu ô tô về phân phối.
Mặc dù trong khoảng 1- 2 năm trở lại đây, trong xu hướng thuế nhập khẩu, giá xe trong nước giảm liên tục, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là một nước mà đa số người dân chưa có ô tô đi.
Một DN đã đề xuất sản xuất ô tô điện Tesla ở Việt Nam, vậy liệu rằng đây có phải là hướng đi mới cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vốn dĩ bị nhiều chê trách từ trước đây?
Bộ Công Thương vừa có báo cáo tổ công tác về chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô với nhiều đề xuất giải pháp phát triển ngành này, trong đó có miễn thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô trong nước.
Hàng loạt mẫu ô tô đã ra đời ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc với giá chỉ 250 - 350 triệu đồng/chiếc, trong khi đó, các hãng xe trong nước đang vào cuộc giảm chưa từng có.
Tuy đã bỏ quy định về Giấy ủy quyền chính hãng, nhưng dự thảo điều kiện kinh doanh mới lại bổ sung một số quy định chặt chẽ hơn, khiến nhiều DN kinh doanh ô tô có nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi.
Sau khi liên tục đại hạ giá trong thời gian dài, các doanh nghiệp ô tô cho biết từ nay đến cuối năm sẽ không giảm giá nữa, giá xe đã chạm tới đáy, không có điều kiện giảm hơn.
Cơ hội xuất khẩu ô tô của Việt Nam sang các nước khu vực ASEAN đang rộng mở vào năm 2018; song, để được hưởng thuế suất 0%, ô tô sản xuất tại Việt Nam phải đạt hàm lượng nội địa hóa 40% trở lên
Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất lắp ráp, nhập khẩu và bảo hành, bảo dưỡng ô tô, do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, đã đưa ra nhiều điều kiện kinh doanh mới mà các doanh nghiệp kinh doanh ô tô sẽ phải thực hiện.
Trước tình trạng ô tô nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam thời gian qua, cơ quan Hải quan vừa yêu cầu tăng cường kiểm tra các tiêu chí nguồn gốc xuất xứ (C/O) đối với mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu khi áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt.