Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng) có ý kiến đề nghị HĐXX mời đại diện Văn phòng Chính phủ, đại diện của Bộ Công thương và đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương để làm rõ các vấn đề liên quan.
Sáng nay (19/6), ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Tập đoàn dầu khí quốc gia) và 6 bị cáo có đơn kháng cáo khác hầu tòa phúc thẩm vụ PVN mất 800 tỷ đồng khi góp vốn vào Oceanbank.
Phiên toà phúc thẩm xét xử ông Đinh La Thăng và 6 bị cáo kháng cáo vụ PVN góp vốn vào Oceanbank gây thất thoát 800 tỷ đồng dự kiến diễn ra trong 7 ngày, từ ngày 19/6.
Tính đến hết tháng 5/2018, toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nộp ngân sách Nhà nước đạt 40,8 ngàn tỷ đồng, vượt 32% kế hoạch 5 tháng và bằng 55% kế hoạch năm 2018.
Ngày 22/5/2018, Viện Dầu khí Việt Nam - đơn vị nghiên cứu khoa học của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức Hội nghị khoa học với chủ đề “Khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên dầu khí Việt Nam”.
Ông Nguyễn Quỳnh Lâm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro thay cho ông Từ Thành Nghĩa thôi giữ chức vụ Tổng Giám đốc.
HĐXX đã tuyên bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù, y án sơ thẩm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Ông Thăng nhận định, hình như tất cả những gì dù không phải là trách nhiệm cũng đều buộc cho mình, dù 6 cấp lãnh đạo, từ Chính phủ trở xuống liên quan đến vụ án này nhưng ông là người phải chịu hết.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng, việc lựa chọn PVC làm tổng thầu là đúng chủ trương khi Thủ tướng đã cho phép Hội đồng thành viên của PVN được chỉ định thầu.
Đại diện Viện KSND Cấp cao cho rằng, kháng cáo kêu oan ông Đinh La Thăng không có căn cứ, bị cáo cũng không có tình tiết giảm nhẹ, đề nghị tòa cấp phúc thẩm bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm đối với nguyên chủ tịch HĐTV PVN.
Sáng nay, ông Thăng khẳng định: “Việc chỉ định thầu đã thực hiện đúng quy định của pháp luật, được sự đồng ý của Thủ tướng, Tập đoàn chỉ đạo rất quyết liệt, nhưng quá trình thực hiện, một số đơn vị đã sai phạm...”.
Ông Hồ Công Kỳ, nhân chứng 'đặc biệt' vừa được triệu tập cho biết, văn phòng PVN sử dụng một hệ thống quản lý văn thư lưu trữ điện tử nên nếu cần thiết truy xuất từng văn bản thì văn phòng có thể làm cụ thể để báo cáo.
Ông Hồ Công Kỳ với tư cách chánh văn phòng, người xử lý toàn bộ văn bản gửi tới PVN, sẽ giúp HĐXX làm rõ nhiều nội dung quan trọng liên quan đến vụ án.
Bị cáo Đinh La Thăng thừa nhận việc ép tiến độ khởi công dự án là điều đương nhiên nhưng việc ký hợp đồng là quyền của các đơn vị PVC và PVPower, lãnh 2 đơn vị này đã tự bịa ra các hợp đồng khống.
Trong tháng 4/2018 vừa qua, tất cả các đơn vị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã giữ được nhịp độ sản xuất kinh doanh bình thường, cơ bản hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra trong tháng và 4 tháng đầu năm 2018.
Khi phiên toà đang diễn ra, gia đình bị cáo Nguyễn Quốc Khánh đã chuyển tới tòa biên lai nộp nốt số tiền 1,5 tỷ đồng, khắc phục toàn bộ số tiền 7,5 tỷ đồng.
TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử theo đơn kháng cáo của ông Đinh La Thăng cùng 14 bị cáo trong vụ án xảy ra tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Theo Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, năm 2017, PVN đã thực hiện tiết kiệm được 3.837 tỷ đồng.
Ông Đinh La Thăng và 6 cựu cán bộ ngành dầu khí phải bồi thường 800 tỷ đồng PVN bị mất khi đầu tư vào Oceanbank, riêng cựu Chủ tịch PVN phải bồi hoàn 600 tỷ đồng.
Trong lúc HĐXX tạm dừng phiên toà để hội ý về sự vắng mặt của một số nhân chứng liên quan, ông Đinh La Thăng tiến về phía một số người có mặt trong phòng xử và vui vẻ nói chuyện.