Không quân Hoàng gia Anh điều động 2 tiêm kích Typhoon từ căn cứ tại Rumani để chặn cường kích Su-24 của Nga mà lực lượng này cho là đang tiến tới không phận của NATO ở khu vực phía tây Biển Đen.
Truyền thông Mỹ dẫn nguồn tin từ tình báo cho biết Nga nhiều lần thử thành công tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal, loại tên lửa mà các tướng lĩnh Mỹ nhận định là quân đội nước này không thể đánh chặn ở thời điểm hiện tại.
Trong chuyến thăm nhà máy của Tupolev tại Kazan, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Aleksey Krivoruchko tiết lộ công nghệ hiện đại sẽ được trang bị cho máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới PAK DA.
Cảnh sát Gruzia bắt giữ công dân Thổ Nhĩ Kỳ Serkan Kurtulush, một trong những nghi phạm tham gia sát hại phi công cường kích Su-24 của Nga vào tháng 11/2015 tại Syria.
Đại diện căn cứ không quân Nga Hmeimim tại Syria cho biết các máy bay không người lái tấn công căn cứ đều bị bắn hạ, không có thiệt hại nào về người và cơ sở vật chất.
Cường kích Sukhoi Su-34 của Nga được nhận định là cường kích đáng sợ nhất thế giới với khả năng tiếp tục được nâng cấp để phục vụ trong quân đội Nga, ít nhất là vài thập kỷ tới.
Bộ Quốc phòng Nga bác cáo buộc về việc tiêm kích F-16 của Israel bị Su-34 của Nga rượt đuổi trên không phận Lebanon mà một số đơn vị truyền thông đăng tải, đồng thời gọi đây là "chuyện hoang đường nghiệp dư".
MiG-35 sẽ là tiêm kích cơ bản của lực lượng Không quân Vũ trụ Nga trong tương lai, xét về các thông số lý thuyết tiêm kích này hoàn toàn vượt trội so với đối thủ cùng loại trên thế giới.
Bộ phận thông tấn quân sự thuộc Quân khu Trung tâm, quân đội Nga phát thông cáo cho biết động cơ bên phải của tiêm kích MiG-31 bị bốc cháy khi tiêm kích này di chuyển ra đường băng.
Báo Mỹ nêu lý do dù Nga đủ sức sản xuất hàng loạt tiêm kích tàng hình Sukhoi Su-57 và dự kiến sẽ đưa tiêm kích này vào biên chế vào năm 2019, nhưng Matxcơva chưa vội vàng sản xuất loại tiêm kích này.
Trực thăng tấn công Ka-52 còn được biết đến với tên "Cá sấu" đã được quân đội Nga sử dụng tại Syria từ năm 2016 bị rơi tại Syria vào ngày 7/5, theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga.
Trung tướng Valery Gorbenko, Chỉ huy Tập đoàn quân Không quân và Phòng thủ tên lửa số 4 của Nga, nêu giả thiết về nguyên nhân khiến các phi công trên chiếc tiêm kích Su-30SM bị rơi tại Syria quyết định không bật dù.
Bộ Quốc phòng Nga bước đầu tiết lộ nguyên nhân Tiêm kích Su-30SM của Không quân nước này bị rơi tại Syria vào khoảng 9h45 sáng 3/5 theo giờ Matxcơva khiến 2 phi công thiệt mạng.
Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo cho biết tiêm kích Su-30SM của không quân nước này rơi tại Syria, cả 2 phi công trên tiêm kích thiệt mạng trong vụ tai nạn.
Truyền thông quốc tế đưa tin chiến cơ của lực lượng Không quân Vũ trụ Nga nhiều lần lượn trên đầu khu trục hạm USS Donald Cook, khu trục hạm này của Hải quân Mỹ hiện được cho là cách bờ biển Syria khoảng 100 km.
Phiên bản hiện đại hóa của máy bay ném bom chiến lược Tu-160 có mặt trong quân đội Nga được nhận định là cơn ác mộng khủng khiếp nhất của NATO trong thời gian sắp tới.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yury Borisov cho biết toàn bộ máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160 của Nga sẽ được hiện đại hóa sâu để tăng cường khả năng chiến đấu.
Ngày 1/3, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergey Shoigu chính thức xác nhận việc triển khai siêu tiêm kích Su-57 tại Syria và cho biết lý do những chiếc tiêm kích này được triển khai tại đây.
Thông tin Nga điều thêm 2 siêu tiêm kích Su-57 tới Syria được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông quốc tế, trong khi đó Điện Kremlin và Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa bình luận gì.
Các chuyên gia quân sự thế giới nhận định, trong trường hợp được triển khai tại Syria thực sự, siêu tiêm kích Su-57 sẽ thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
Nghị sỹ Viktor Bondarev, người đứng đầu Ủy ban An ninh Quốc phòng của Hội đồng Liên bang Nga cho biết ông chưa nhận được thông tin về việc siêu tiêm kích Su-57 tham chiến tại Syria.
Đại diện của Nga và Syria chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về đoạn video được cho là ghi lại cảnh tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 của Nga bay trên bầu trời Syria.
Cất cánh lần đầu tiên vào năm 1954, không lâu sau khi pháo đài bay B-52 chính thức ra mắt, Myasishchev M-4 khiến người Mỹ ngỡ ngàng bởi họ không hề biết Liên Xô có khả năng chế tạo mẫu máy bay ném bom phảm lực tầm xa đến vậy.