Năm 2014, quân đội Nga đưa vào biên chế cường kích Sukhoi Su-34 cùng với tiêm kích Sukhoi Su-35 sau khoảng 3 thập kỷ phát triển. Mặc dù những chiến cơ này được phát triển dựa trên cơ sở cải tiến nhiều phần tiêm kích huyền thoại Su-27 của Liên Xô, tuy nhiên tạp chí Military Watch nhận định rằng đây là những chiến cơ định hình cho nỗ lực hiện đại hóa của quân đội Nga.
Cường kích Su-34 được Nga sản xuất với số lượng hạn chế 116 chiếc – bao gồm 7 phiên bản thử nghiệm và 109 chiếc sản xuất chính thức, tuy nhiên Su-34 đại diện cho thế hệ cường kích hoàn toàn mới của Nga – thế hệ cường kích thứ 3 là Su-22 và thế hệ cường kích thứ 4 là Su-24.
Tạp chí Military Watch nhận xét trong vài thập kỷ tới, cường kích Su-34 sẽ tiếp tục là cường kích hiện đại nhất của Nga và sẽ được tiếp tục nâng cấp, hiện đại hóa liên tục cho đến khi cường kích thế hệ cường kích mới của Nga ra đời.
Cường kích Su-34 được nhận định là bước chuyển đổi quan trọng nhất trong tư duy về cường kích, với thiết kế buồng lái đặc biệt – ghế ngồi của phi công trên Su-34 được đặt ngang nhau, buồng lái đủ rộng để các phi công di chuyển bên trong và thậm chí Su-34 còn có phòng vệ sinh. Thiết kế này vốn chỉ gặp trên các loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa hiện có trên thế giới.
Khác biệt lớn tiếp theo giữa cường kích Su-34 và các cường kích thế hệ cũ của Liên Xô và Nga đó là khả năng không chiến – mặc dù nhiệm vụ chính của cường kích Su-34 là tấn công các mục tiêu dưới đất, cường kích này vẫn có khả năng không chiến đáng nể và hoàn toàn có khả năng đối đầu với tiêm kích F-15 và F-16 của Mỹ.
Điều này giúp cường kích Su-34 có khả năng độc lập tác chiến cao hơn hẳn so với các loại cường kích truyền thống khi Su-34 không phụ thuộc quá nhiều vào tiêm kích hộ tống. Hỏa lực không chiến của cường kích Su-34 bao gồm pháo tự động 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-301 và một số loại tên lửa không-đối-không, trong đó có tên lửa R-27ER với tầm bắn 130 km.
Video: Cường kích Su-34 tham gia không kích tại Syria
Dù có khả năng không chiến đáng nể, nhiệm vụ chính của cường kích Su-34 vẫn là tấn công các mục tiêu dưới mặt đất – Bộ Quốc phòng Nga khẳng định điều này khi tuyên bố rằng thông tin về việc tiêm kích F-16 của Israel bị cường kích Su-34 rượt đuổi trên không phận Lebanon cuối tháng 5/2018.
Để tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển, cường kích Su-34 được trang bị hàng loạt tên lửa không-đối-đất, tên lửa chống hạm, tên lửa chống radar và tên lửa hành trình. Ngoài ra, cường kích này có khả năng mang rất nhiều loại bom có dẫn đường và không dẫn đường.
Đáng chú ý nhất trong số tên lửa mà cường kích Su-34 có thể mang theo là tên lửa không-đối-đất Kh-59 Ovod với đầu nổ 320 kg và tầm phóng lên đến 550 km, tên lửa không-đối-đất hiện đại Kh-38 với đầu nổ 250 kg và tầm phóng lên đến 40 km và tên lửa chống hạm Kh-35 với đầu nổ 145 kg và tầm phóng lên đến 300 km.
Thêm vào đó, cường kích Su-34 được trang bị khả năng tác chiến điện tử rất mạnh với nhiều tổ hợp tác chiến điện tử khác nhau – nổi bật nhất là tổ hợp L-175V Khibiny, chính thức được trang bị cho cường kich Su-34 từ tháng 3/2014.
Với độ cơ động cao, có khả năng không chiến, được trang bị hệ thống tác chiến điện tử ấn tượng và có khả năng không kích đáng nể, Military Watch kết luận rằng cường kích Su-34 là cường kích hiện đại bậc nhất tại thời điểm hiện tại – các cường kích Su-34 tại Syria có thể hoạt động ở hầu khắp khu vực Trung Đông, còn các cường kích Su-34 tại vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga có thể kiểm soát được gần như toàn bộ châu Âu.
Trong khi sức mạnh của tiêm kích Su-35 có thể chưa vượt trội so với Su-30, thậm chí bị Su-57 qua mặt hoàn toàn thì cường kích Su-34 vẫn chưa hề có đối thủ xứng tầm trong ít nhất 1 thập kỷ tới, tạp chí Military Watch nhận định và kết luận rằng ở thời điểm hiện tại, “thú mỏ vịt” Su-34 là cường kích đáng sợ nhất thế giới.
Bình luận