Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 2/2 tuyên bố Chính phủ nước này sẽ thiết lập các cơ chế cần thiết để cấp tiền cho việc phát triển các vũ khí mới, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng liên quan tới Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Sau khi Mỹ tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) từ ngày 2/2, Tổng thống Putin cho biết đồng ý với đề xuất của Bộ Quốc phòng về việc bắt đầu chế tạo các tên lửa Kalibr phóng từ mặt đất cũng như nghiên cứu phát triển vũ khí siêu âm tầm trung mới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/2 xác nhận việc Mỹ tạm ngừng Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm Trung (INF) và nhấn mạnh rằng ông sẽ thảo luận với các đồng minh chuẩn bị cho động thái quân sự tiềm tàng nhằm vào kho tên lửa của Nga.
Sputniknews đưa tin, ngày 1/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định nước này có quyền đưa ra những biện pháp đáp trả phù hợp nếu Mỹ quyết định rút khỏi hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Sputniknews đưa tin, ngày 1/2, Ngoại trưởng Áo Karin Kneissl đã bày tỏ sự hối tiếc trước việc Mỹ quyết định ngừng tham gia hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân chiến lược Tầm trung (INF) vào tháng 2/2019, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ chuyên trách Kiểm soát vũ khí và An ninh Quốc tế Andrea Thompson thông báo với các quan chức NATO hôm 16/1.
Ngày 18/12, phát biểu tại cuộc họp của Ban lãnh đạo Bộ Quốc Phòng Nga, Tổng thông Nga Vladimir Putin cảnh báo về nguy cơ chạy đua vũ trang và tuyên bố, nước này sẽ đáp trả tương ứng nếu bị đe dọa.
Người phát ngôn Phái bộ thường trực Nga tại Liên hợp quốc Fyodor Strzhizhovsky cho biết Nga trình dự thảo nghị quyết lên Đại hội đồng Liên hợp quốc nhằm bảo toàn Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân chiến lược Tầm trung (INF).
Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov cảnh báo Matxcơva sẽ đáp trả việc Mỹ rời bỏ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) bằng cách nhắm vào các đồng minh của Washington.
NATO tuyên bố sẽ cho Nga cơ hội cuối cùng để cứu Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), động thái theo sau tối hậu thư 60 ngày của Mỹ hôm 4/12.
Trung Quốc phản đối ý định biến Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trở thành một hiệp định đa phương với lý do đây là hiệp ước đã được "Liên Xô và Mỹ" đồng ý ký kết, Sputnik dẫn lời phát ngôn viên Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 5/12 cho biết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định Matxcơva vẫn đang tuân thủ các điều khoản trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và Mỹ biết rõ điều này.
Washington hôm 4/12 ra tối hậu thư cho Nga có 60 ngày để tuân thủ trở lại các điều khoản đã vi phạm của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), nếu không, Mỹ sẽ tự huỷ bỏ hiệp ước.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng Washington đang cố gắng lấy dữ liệu tên lửa của Matxcơva, khi một mặt ép Nga công bố một số thử nghiệm, mặt khác không đưa ra được bằng chứng Nga vi phạm INF.
Tổng thư ký NATO Stoltenberg bày tỏ lo ngại trước sự phát triển các tên lửa tầm trung của Trung Quốc, đồng thời thúc giục Bắc Kinh tham gia vào hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân quốc tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump sẽ thảo luận về Hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) tại cuộc gặp ở Paris, Pháp ngày 11/11, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết.
Ông Andrei Belousov, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát và không phổ biến vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga khẳng định Matxcơva đang chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến quân sự nếu Mỹ khai mào tấn công.
Washington vẫn quyết rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân ký kết với Nga bất chấp sự phản đối của Matxcơva và một số quốc gia châu Âu, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nói trong cuộc họp với Tổng thống Putin.
Việc Mỹ phá vỡ Hiệp ước về loại bỏ vũ khí hạt nhân tầm ngắn và tầm trung (INF) sẽ buộc Nga phải thực hiện các biện pháp đáp trả để đảm bảo an ninh, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết.
Quyết định rút khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân với Nga của Mỹ, nhìn bề ngoài có thể là đòn tấn công đối với đối thủ cũ trong Chiến tranh Lạnh, nhưng các chuyên gia nhận định, mục tiêu lớn hơn ở đây có khả năng là Trung Quốc.
Matxcơva phản ứng khi Tổng thống Donald Trump ngày 20/10 thông báo sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) vì những vi phạm của Nga đối với thỏa thuận.
Mỹ đã bắt tay vào một kế hoạch có chủ ý để kết thúc Hiệp định vũ khí hạt nhân tầm trung INF (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty), nhằm loại bỏ tất cả chướng ngại vật để kiềm chế Nga trên đấu trường quốc tế, chuyên gia tại Viện Hàn lâm khoa học Nga nhận định.