Ngay sau khi vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội Anh vào ngày 16/1, Thủ tướng Theresa May kêu gọi các nghị sĩ đối lập cùng nhau cố gắng để phá vỡ sự bế tắc trong thỏa thuận "ly hôn" với EU.
Sau khi các nghị sĩ Anh từ chối thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May vào ngày 15/1, kích hoạt một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong chính phủ, câu hỏi cần đặt ra là những gì có thể xảy đến tiếp theo.
Không vượt qua được cánh cửa của Nghị viện, thỏa thuận rời Liên minh châu Âu của Thủ tướng Theresa May thất bại thảm hại, cùng với đó tương lai của bà và nội đang trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết trước cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ngay trong ngày hôm nay 16/1.
Với 432 phiếu chống so với 202 phiếu thuận, Hạ viện Anh bác bỏ dự thảo thoả thuận Brexit do chính phủ của nữ Thủ tướng Theresa May trình lên, đồng thời Công đảng đối lập yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ.
Trước cuộc bỏ phiếu quan trọng vào ngày 15/1 tới, EU dự kiến công bố những đảm bảo mà Thủ tướng Anh luôn mong đợi để giúp dự thảo thỏa thuận nhận được sự ủng hộ tại Nghị viện.
Dù đã ấn định được thời điểm tổ chức cuộc bỏ phiếu về Brexit tại quốc hội, Thủ tướng Anh Theresa May vẫn tiếp tục hứng chịu những chỉ trích và công kích nhằm vào bà.
Ngày 17/12, người phát ngôn của Thủ tướng Anh xác nhận bà Theresa May đang chuẩn bị kế hoạch để London rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, mà không có một thỏa thuận "ly hôn" cụ thể giữa hai bên.
Các bộ trưởng Anh lên tiếng trước khả năng Chính phủ Anh sẽ tổ chức trưng cầu dân ý lần thứ hai nhằm phá vỡ những bế tắc trong thỏa thuận Brexit hiện nay.
Văn phòng của Thủ tướng Anh Theresa May cho biết, Thủ tướng đã hủy cuộc họp nội các với các bộ trưởng cấp cao của mình, đã được lên kế hoạch diễn ra vào tối 12/12.
Các nghị sỹ Đảng Bảo thủ và Liên hiệp Anh do bà Theresa May lãnh đạo đã kích hoạt một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với thủ tướng, khi cho rằng họ không còn niềm tin bà May có khả năng hoàn thành thỏa thuận Brexit.
Ngày 10/12, Thủ tướng Anh Theresa May quyết định tạm hoãn việc đưa thỏa thuận Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, ra bỏ phiếu thông qua tại Hạ viện.
Phán quyết của Tòa án cấp cao Liên minh châu Âu ngày 10/12 cho rằng, Chính phủ Anh có thể đơn phương đảo ngược quyết định Anh rời Liên minh châu Âu (gọi tắt là Brexit) mà không cần tham vấn các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu khác.
Chuẩn bị cho khả năng xảy ra tình trạng hàng bị mắc kẹt ở biên giới sau khi Anh chính thức ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit vào ngày 29/3/2019, các công ty của nước này, từ các siêu thị cho đến các hãng sản xuất xe đang chuẩn bị cho việc trữ hàng.
Ngày 6/12, Hiệp hội các nhà công nghiệp Anh dự báo kinh tế nước này sẽ đạt tăng trưởng vững chắc trong 2 năm tới nếu thỏa thuận Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) có thể thực hiện một cách êm đẹp.
Thủ tướng Anh Theresa May chỉ định ông Jeremy Hunt làm ngoại trưởng mới ngày 9/7 sau khi người tiền nhiệm Boris Johnson từ chức để phản đối kế hoạch của chính phủ về mối quan hệ thương mại chặt chẽ với liên minh châu Âu.
Sau khi có thông tin doanh nhân người Anh Arron Banks gặp gỡ với Đại sứ Nga tại London Alexander Yakovenko, truyền thông Anh ngay lập tức đưa tin nghi vấn Matxcơva hỗ trợ tài chính cho chiến dịch vận động Brexit (chiến dịch vận động Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu).
Anh chính thức khởi động quá trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) bằng việc trao thư cho chủ tịch EU, thông báo đã kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon hôm 29/3.
"Anh chia sẻ tầm nhìn về chính sách thương mại với Việt Nam", đó là khẳng định của Bộ trưởng Ngoại thương Anh Liam Fox trong cuộc họp báo tại Lãnh sự quán Anh ở TP. HCM ngày 24/2.
Trong khi 27 nhà lãnh đạo trao cho nhau những ôm hôn thân tình trước cuộc họp, Thủ tướng Anh Theresa May hoàn toàn lạc lõng, không một ai tới bắt chuyện hay để ý tới bà.