Trên toàn châu Âu, công tác siết chặt an ninh đang được tăng cường thông qua việc sắp xếp lại cơ sở dữ liệu, tăng cường điều tra các vụ giả mạo giấy tờ và đẩy mạnh hoạt động theo dõi các cá nhân bị tình nghi.
Anh là một trong ba nước sử dụng nhiều nhất dữ liệu của Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) vốn có chức năng giúp các nước EU đối phó với tội phạm có tổ chức, tội phạm mạng và các nhóm tay súng xuyên biên giới.
Ngoài ra, London cũng tham gia các nghị định thư chia sẻ tin tình báo trong thỏa thuận Schengen, cũng như thỏa thuận trao đổi dữ liệu hành khách sử dụng dịch vụ hàng không giữa các cơ quan an ninh EU.
Tuy nhiên, trước tương lai nước này rời EU, các chuyên gia cho rằng Anh sẽ phải dựa vào những mối quan hệ riêng rẽ với chính phủ 27 nước thành viên EU khác.
Trong khi đó, các nhà ngoại giao EU đã từ chối bàn thảo về tương lai hợp tác quốc phòng và an ninh với Anh cho đến khi nước này "kích hoạt" Điều 50 Hiệp ước Lisbon, dự kiến vào ngày 29/3 tới, chính thức khởi động tiến trình đàm phán rời EU.
Video: Thủ tướng Anh chạy nhầm đường khi được vệ sĩ hộ tổng rời tòa nhà Quốc hội
Không chỉ vậy, London phải mất nhiều thời gian trong tương lai để đàm phán nối lại các thỏa thuận an ninh, nếu có thể, với các nước thành viên của liên minh này.
Ngoài ra, nếu theo các thỏa thuận hiện nay của EU, việc chuyển các dữ liệu dấu vân tay và ADN chỉ mất vài phút, song tổ chức Global Risk Insights cho rằng khi Anh rời EU, việc chuyển các dữ liệu sẽ mất nhiều tháng.
Nghị sỹ châu Âu Claude Moraes cho rằng các nguy cơ đối với Anh hiện rất nghiêm trọng, đồng thời nhấn mạnh giới chức London phải có các cuộc thảo luận nghiêm túc hơn về vấn đề này.
Bình luận