(VTC News) - Việc tìm ra thêm những thiên hà mới là bước tiến gần hơn tới tương lai có thể sinh sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ của loài người.
Các nhà khoa học ở Đại học Birmingham, Vương quốc Anh đã công bố những kết quả nghiên cứu của họ vào hôm 26/1 vừa qua. Theo đó, một hệ mặt trời mới hình thành cùng thời với Dải Ngân hà đã được tìm thấy với 5 hành tinh có kích thước giống với Trái đất.
Những hành tinh này có quỹ đạo thuộc thiên hà Kepler 444, một thực thể đã tồn tại 11,2 tỷ năm, gấp đôi "tuổi" của Mặt trời. Nhờ đó, giới khoa học đang hy vọng có thể tìm ra thêm dấu hiệu mới của các vật thể cổ xưa.
Khoảng cách từ Trái đất đến "miền đất mới" thực sự rất xa, 117 năm ánh sáng theo hướng các chòm sao Thiên nga và Thiên cầm. Và để có thể nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học sẽ phải sử dụng đến một phương pháp đặc biệt gọi là "Astroseismology".
Đầu tiên, họ "lắng nghe" những rung động tạo âm thanh của thiên hà Kepler 444, sau đó tổng hợp thông tin từ tiếng ồn, phát hiện thêm các thay đổi từ độ sáng. Từ đó, các thông số như đường kính, độ dày cũng như tuổi của các hành tinh sẽ được đo đạc.
Nhà lãnh đạo nhóm nghiên cứu Tiago Campante nói "Chúng ta biết rằng các hành tinh có kích thước tương tự như Trái đất được hình thành ở khắp nơi trong vũ trụ từ khoảng 13,8 tỷ năm trước, điều này sẽ tạo tiền đề cho các sự sống cổ đại phát triển".
Cũng bởi các hành tinh này "già" hơn so với Trái đất, chúng được hy vọng sẽ mang lại cho giới thiên văn học thêm những kiến thức mới về quá trình cấu tạo các hành tinh - thêm vào đó là tìm ra đâu là nơi ở mới cho loài người.
Khánh Huy (Theo Abcnews)
Các nhà khoa học ở Đại học Birmingham, Vương quốc Anh đã công bố những kết quả nghiên cứu của họ vào hôm 26/1 vừa qua. Theo đó, một hệ mặt trời mới hình thành cùng thời với Dải Ngân hà đã được tìm thấy với 5 hành tinh có kích thước giống với Trái đất.
Những hành tinh này có quỹ đạo thuộc thiên hà Kepler 444, một thực thể đã tồn tại 11,2 tỷ năm, gấp đôi "tuổi" của Mặt trời. Nhờ đó, giới khoa học đang hy vọng có thể tìm ra thêm dấu hiệu mới của các vật thể cổ xưa.
Hình ảnh mô phỏng thiên hà Kepler 444 |
Khoảng cách từ Trái đất đến "miền đất mới" thực sự rất xa, 117 năm ánh sáng theo hướng các chòm sao Thiên nga và Thiên cầm. Và để có thể nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học sẽ phải sử dụng đến một phương pháp đặc biệt gọi là "Astroseismology".
Đầu tiên, họ "lắng nghe" những rung động tạo âm thanh của thiên hà Kepler 444, sau đó tổng hợp thông tin từ tiếng ồn, phát hiện thêm các thay đổi từ độ sáng. Từ đó, các thông số như đường kính, độ dày cũng như tuổi của các hành tinh sẽ được đo đạc.
Nhà lãnh đạo nhóm nghiên cứu Tiago Campante nói "Chúng ta biết rằng các hành tinh có kích thước tương tự như Trái đất được hình thành ở khắp nơi trong vũ trụ từ khoảng 13,8 tỷ năm trước, điều này sẽ tạo tiền đề cho các sự sống cổ đại phát triển".
Cũng bởi các hành tinh này "già" hơn so với Trái đất, chúng được hy vọng sẽ mang lại cho giới thiên văn học thêm những kiến thức mới về quá trình cấu tạo các hành tinh - thêm vào đó là tìm ra đâu là nơi ở mới cho loài người.
Khánh Huy (Theo Abcnews)
Bình luận