(VTC News) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ, NASA lại tiếp tục phát hiện hai hố đen khổng lổ mới trên bề mặt của Mặt trời.
Trong số hai hố đen mới được phát hiện, hố to hơn nằm ở khu vực phía Nam, chiếm tới 6 - 8% của bề mặt "quả cầu lửa" và hiện nó đang là hố đen lớn nhất mà các nhà khoa học tìm thấy trong vòng một thập kỷ trở lại đây.
Hố đen còn lại nằm ở cực đối diện, dài và nông hơn, chiếm khoảng gần 10 tỷ km2 trên diện tích Mặt trời (0,16%).
"Những hố đen khổng lồ này là nguồn gốc dẫn đến những luồng năng lượng từ Mặt trời hướng tới Trái đất" - NASA giải thích. Đây thực chất là những chấm đen dưới dạng lực từ trường vô cùng lộn xộn, sau đó dần dần được sắp xếp lại.
Lần thứ hai trong năm 2015, NASA phát hiện hố đen khổng lồ trên bề mặt của Mặt trời. Ngay từ thời điểm tháng 1/2015, sự kiện gây xôn xao đã xảy ra khi một chấm đen được nhìn thấy ở gần cực Nam.
Trong số hai hố đen mới được phát hiện, hố to hơn nằm ở khu vực phía Nam, chiếm tới 6 - 8% của bề mặt "quả cầu lửa" và hiện nó đang là hố đen lớn nhất mà các nhà khoa học tìm thấy trong vòng một thập kỷ trở lại đây.
Hố đen còn lại nằm ở cực đối diện, dài và nông hơn, chiếm khoảng gần 10 tỷ km2 trên diện tích Mặt trời (0,16%).
Hố đen đang hình thành ở khu vực cực Nam của Mặt trời |
Lần thứ hai trong năm 2015, NASA phát hiện những hố đen này |
Video hố đen trên Mặt trời:
Khánh Huy(theo Dailymail)Những hố đen như vậy được trạm vũ trụ của NASA nhận ra từ năm 1973, 1974 và cho đến nay chúng đã thay đổi hình dạng cũng như độ mạnh/ yếu của từ trường. Liệu điều này có dẫn đến nguy cơ trung tâm của Hệ Mặt trời trở nên tối đen?
Bình luận