Sông Pizol "đã mất rất nhiều vật chất đến mức từ góc độ khoa học, nó không còn là sông băng nữa", Alessandra Degiacomi, thuộc Hiệp hội bảo vệ khí hậu Thụy Sĩ, nói với AFP trước sự kiện.
Cuộc leo núi diễn ra khi Liên hợp quốc tập hợp các nhà hoạt động thanh niên và các nhà lãnh đạo thế giới ở New York để bàn thảo hành động cần thiết ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu. Họ đi suốt hai tiếng đồng hồ từ sườn núi Pizol ở phía đông bắc Thụy Sĩ đến nơi băng bắt đầu tan băng ở độ cao khoảng 2.700 mét (8.850 feet) gần biên giới Liechtenstein và Áo.
Những bài phát biểu ảm đạm, kèm theo "giai điệu cầu siêu" cất lên, cùng một vòng hoa được đặt để đánh dấu sự biến mất của sông băng Pizol, một trong những sông băng được nghiên cứu nhiều nhất ở dãy Alps.
Tháng trước, Iceland cũng thực hiện buổi lễ lớn và đặt một tấm bảng bằng đồng để tưởng nhớ Okjokull, sông băng đầu tiên của hòn đảo bị mất do biến đổi khí hậu.
Video: "Tang lễ" cho sông băng Pizol tại Thụy Sĩ
500 sông băng đã biến mất
"Từ năm 1850, chúng tôi ước tính hơn 500 sông băng Thụy Sĩ đã biến mất hoàn toàn, trong đó có 50 dòng sông từng có tên," nhà nghiên cứu về sông băng Thụy Sĩ và người tham gia tuần hành Matthias Huss nói với AFP. Pizol có thể không phải là sông băng đầu tiên biến mất ở Thụy Sĩ, nhưng "bạn có thể nói đó là lần đầu tiên một sông biến mất đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng", Huss thuộc trường đại học kỹ thuật ETH ở Zurich nói.
Các bản ghi được lưu giữ từ khi các nhà khoa học bắt đầu theo dõi sông băng vào năm 1893, vẽ nên một bức tranh ảm đạm về những thay đổi nhanh chóng gần đây của khí hậu. Pizol đã mất 80-90% khối lượng băng kể từ năm 2006, chỉ còn lại 26.000 mét vuông băng, hay "ít hơn bốn sân bóng đá", Huss nói.
Theo tổ chức Giám sát Sông băng Thụy Sĩ (GLAMOS), Pizol, giống như gần 80% sông băng Thụy Sĩ, chỉ được coi là "sông băng mini".
Họ tìm ra trong số khoảng 4.000 sông băng - một trữ lượng lớn băng cổ xưa - rải rác trên dãy Alps, đã cung cấp nước theo mùa cho hàng triệu người và tạo thành một số cảnh quan tuyệt đẹp nhất châu Âu. Nhưng Huss và các nhà khoa học ETH khác gần đây cảnh báo hơn 90% các sông băng ở dãy Alps có thể biến mất vào cuối thế kỷ này nếu khí thải nhà kính không được kiểm soát.
Bình luận