Da được xem như một chiếc áo đặc biệt, vừa bảo vệ cơ thể trước những tác nhân vật lý, hóa học của môi trường, vừa bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, các loại virut. Nếu không biết cách chữa trị, những vết thương dù nhỏ này sẽ gây ra rất nhiều những phiền toái.
Khi bị vết thương dù nhỏ hay to, ngoài việc chữa trị bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng giúp vết thương mau lành và ít bị nhiễm trùng - bưng mủ.
Ăn nhiều đạm
Để vết thương nhanh lành nên tuân thủ ăn đủ chất đạm, ăn các loại thực phẩm liên quan đến quá trình tạo máu và các vitamin B, A, E... Theo đó, chất đạm có nhiều trong thịt, cá, tép, trứng, lươn, các loại đậu. Chất đạm là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới, các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương.
Thực phẩm giàu sắt
Trong khi cơ thể tổng hợp collagen thì rất cần có vai trò của sắt để chuyển hóa proline và lysine. Quá trình kìm hãm sự lưu thông ngoại biên và oxy hóa chính là những nguyên nhân khiến cho vết thương ở những người thiếu sắt lâu lành hơn bình thường.
Sắt cũng là phương tiện mang những nguyên liệu cần thiết như protein, ôxy đến và đem chất thải ra khỏi khu vực vết thương. Các bạch cầu, đại thực bào trong máu giúp dọn dẹp các chất thải, xác tế bào chết. Vì vậy, để vết thương chóng lành sẹo.
Những thực phẩm giàu sắt là huyết lợn, gà, bò, thịt bò, dứa, gan, trứng....
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C hoạt động như một yếu tố trong quá trình sản sinh collagen, giúp gia tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại hiện tượng nhiễm trùng ở vết thương, làm gia tăng sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể…
Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như cà chua, ớt chuông, khoai tây, rau bina, trái cây thuộc họ cam quít, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải, ổi, các loại rau có lá màu xanh sẫm…
Thực phẩm giàu vitamin K
Thực phẩm chứa vitamin K cũng là những thực phẩm giúp mau lành sẹo rất tốt vì trong quá trình đông máu ở giai đoạn đầu tiên của việc chữa lành vết thương, vitamin K đóng vai trò chính. Vitamin K có nhiều trong các loại rau có lá màu xanh đậm, bông cải trắng, cải bắp, bông cải xanh, nho, bơ, kiwi…
Video: Một số tác dụng phụ biến mướp đắng thành độc dược
Bình luận