(VTC News) - Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo gì trước thực trạng thực phẩm bẩn bủa vây người Hà Nội?
Tại Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ do ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều nay (28/5), ông Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở y tế thành phố Hà Nội đã có đôi lời trần tình về thực trạng này.
Trả lời việc có hay không vụ nước phở “bẩn” ở Hà Nội, ông Hạnh cho biết ngay sau khi có dư luận về vấn đề này, Sở Y tế Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra tại chỗ lò chế nước phở tại nhà số 10, ngõ 2, đê Tô Hoàng (phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, do bà Bùi Thị Oanh làm chủ, là địa chỉ bị phản ánh).
Tại đây đoàn kiểm tra đã ghi nhận tại thời điểm kiểm tra, gia đình bà Oanh không kinh doanh nước phở. Tuy nhiên, đoàn vẫn lập biên bản để gia đình cam kết sẽ kinh doanh thực phẩm đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Hạnh cho biết thêm, mỗi loại thức phẩm đã được giao cho từng Sở chịu trách nhiệm quản lý. Ví dụ Sở công thương chịu trách nhiệm quản lý các loại nước có ga, nước giải khát, bánh kẹo, hàng giả… trong khi Sở nông nghiệp quản lý về các loại thịt, trứng… Hay Sở Y tế chịu trách nhiệm về nước đóng chai, đóng bình…
“Công tác an toàn thực phẩm được làm liên tục. Tuy nhiên, để làm tốt công tác này không phải chuyện ngày một ngày hai. Chúng ta đã cố gắng cải thiện rất nhiều, nhưng thực chất, để được như ý muốn thì khó.
Đến bao giờ chúng ta mới có một bữa ăn an toàn là câu hỏi cần sự trả lời từ nhiều cơ quan trong đó có cơ quan quản lý, người trực tiếp sản xuất và đặc biệt người tiêu dùng.
Nếu các bà nội trợ khi mua thực phẩm có sự chọn lựa kĩ càng thì gia đình họ sẽ có được một bữa ăn ngon, an toàn, còn nếu vội vàng, không có sự lựa chọn thì sẽ gặp các vấn đề này khác”, ông Hạnh nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Phan Đăng Long - Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay: “Thông qua các cơ quan báo chí, tôi muốn nhắn nhủ tới người tiêu dùng rằng hãy tự bảo vệ mình. Nói như vậy không có nghĩa các cơ quan có trách nhiệm phó thác cho dân mà có một sự thật là không chỉ ở lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, ngay cả ở các lĩnh vực khác chúng ta vẫn làm chưa xuể, còn nhiều hạn chế.
Ở đâu cũng có một vài cá nhân vì nhiều động cơ khác nhau, vì ham lợi cá nhân nên tiếp tục vi phạm. Đương nhiên, tất cả sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan nhà nước dù cố gắng tới đâu cũng không thể nào làm được hết trách nhiệm nếu không có sự phối hợp của người dân”.
Liên quan tới vấn đề nước sạch, đặc biệt tại các bể bơi trong dịp hè này, ông Hạnh cho hay, vào mùa hè, các bể bơi hầu hết đều quá tải. Do vậy, Sở Y tế đã giao cho Trung tâm y tế dự phòng kiểm tra chất lượng nước ở các bể bơi trên địa bàn thành phố.
Từng được xem là những đặc sản của Hà Nội trong mắt bạn bè quốc tế, thế nhưng, gần đây nhiều người rùng mình khi chứng kiến cảnh chế biến những đặc sản như phở, bún chả… “siêu bẩn” ngay giữa thủ đô.
Tại Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ do ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều nay (28/5), ông Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở y tế thành phố Hà Nội đã có đôi lời trần tình về thực trạng này.
Ngày 28/5, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, trước thông tin "hàng ngàn người Hà Nội ăn phở bẩn mỗi sáng” tại nhà số 10 ngõ 2 đê Tô Hoàng, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra. |
Trả lời việc có hay không vụ nước phở “bẩn” ở Hà Nội, ông Hạnh cho biết ngay sau khi có dư luận về vấn đề này, Sở Y tế Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra tại chỗ lò chế nước phở tại nhà số 10, ngõ 2, đê Tô Hoàng (phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, do bà Bùi Thị Oanh làm chủ, là địa chỉ bị phản ánh).
Tại đây đoàn kiểm tra đã ghi nhận tại thời điểm kiểm tra, gia đình bà Oanh không kinh doanh nước phở. Tuy nhiên, đoàn vẫn lập biên bản để gia đình cam kết sẽ kinh doanh thực phẩm đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Hạnh cho biết thêm, mỗi loại thức phẩm đã được giao cho từng Sở chịu trách nhiệm quản lý. Ví dụ Sở công thương chịu trách nhiệm quản lý các loại nước có ga, nước giải khát, bánh kẹo, hàng giả… trong khi Sở nông nghiệp quản lý về các loại thịt, trứng… Hay Sở Y tế chịu trách nhiệm về nước đóng chai, đóng bình…
|
Đến bao giờ chúng ta mới có một bữa ăn an toàn là câu hỏi cần sự trả lời từ nhiều cơ quan trong đó có cơ quan quản lý, người trực tiếp sản xuất và đặc biệt người tiêu dùng.
Nếu các bà nội trợ khi mua thực phẩm có sự chọn lựa kĩ càng thì gia đình họ sẽ có được một bữa ăn ngon, an toàn, còn nếu vội vàng, không có sự lựa chọn thì sẽ gặp các vấn đề này khác”, ông Hạnh nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Phan Đăng Long - Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay: “Thông qua các cơ quan báo chí, tôi muốn nhắn nhủ tới người tiêu dùng rằng hãy tự bảo vệ mình. Nói như vậy không có nghĩa các cơ quan có trách nhiệm phó thác cho dân mà có một sự thật là không chỉ ở lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, ngay cả ở các lĩnh vực khác chúng ta vẫn làm chưa xuể, còn nhiều hạn chế.
Ở đâu cũng có một vài cá nhân vì nhiều động cơ khác nhau, vì ham lợi cá nhân nên tiếp tục vi phạm. Đương nhiên, tất cả sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan nhà nước dù cố gắng tới đâu cũng không thể nào làm được hết trách nhiệm nếu không có sự phối hợp của người dân”.
Liên quan tới vấn đề nước sạch, đặc biệt tại các bể bơi trong dịp hè này, ông Hạnh cho hay, vào mùa hè, các bể bơi hầu hết đều quá tải. Do vậy, Sở Y tế đã giao cho Trung tâm y tế dự phòng kiểm tra chất lượng nước ở các bể bơi trên địa bàn thành phố.
Minh Quân
Bình luận