Uống nước lạnh sau ăn gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến tim mạch có đúng không?
Theo trang tin sức khỏe The Health Site, nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. Khi chúng ta uống nước đá, cơ thể sẽ phải tiêu hao nhiều năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ.
Vì vậy sau ăn mà uống các loại nước lạnh, đặc biệt là nước đá sẽ làm các mạch máu bị co lại, từ đó quá trình tiêu hóa của cơ thể bị ảnh hưởng như khó tiêu, mất nước, hấp thụ thức ăn không đúng cách hoặc hấp thụ mọi loại chất béo không có lợi sau ăn, khiến cơ thể mệt mỏi và dễ tăng cân.
Chuyên gia Yvonne Bohn, bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Trung tâm y khoa Cystex cũng cho biết, uống nước đá sau ăn có thể làm hệ thống thần kinh phế vị chạy qua gáy tổn thương, dẫn tới suy giảm nhịp tim.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, đối với người già, người mắc bệnh tim mạch, người thiểu năng tuần hoàn não cần thận trọng khi dùng đồ uống lạnh. Vì thói quen này không chỉ gây tổn thương hệ tiêu hóa mà còn có khả năng dẫn đến cơn co thắt mạch máu não.
Ở một quan điểm khác, các nhà khoa học đến từ Mayo Clinic và Đại học Columbia lại khẳng định thông tin trên không đáng tin cậy.
Tại Việt Nam, Ths.Bs. Lý Đức Ngọc - Trung tâm Tim mạch bệnh viện E cũng khẳng định thông tin uống nước lạnh sau ăn gây hại tim là thiếu cơ sở khoa học. "Uống nước lạnh ngay sau bữa ăn thực ra ko liên quan gì tới nguy cơ bệnh tim mạch. Các nguy cơ tim mạch chỉ có tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu.
Do vậy, nói uống nước lạnh hay nóng ngay sau bữa ăn không tốt cho hệ tim mạch là không có cơ sở khoa học và việc này cần có thời gian nghiên cứu lâm sàng. Chỉ lưu ý là những người có bệnh tim mạch mạn tính nên tránh những xúc cảm nóng lạnh đột ngột dễ gây khởi phát đợt cấp tính".
Uống nước lạnh bữa ăn gây ung thư có đúng?
Theo nhiều nguồn tin lan truyền trên mạng, uống nước lạnh sau ăn có thể làm đông đặc chất béo trong thực phẩm, chuyển hóa chúng thành axit béo và gây nguy cơ ung thư.
Điều này không hề đúng. Theo bác sĩ Natalie Azar, phụ trách chuyên mục sức khỏe của NBC, ngay khi chúng ta uống nước, nó sẽ hòa tan vào nhiệt độ cơ thể bạn và luôn có những loại axit trong dạ dày làm nhiệm vụ xử lý chỗ nước này bất kể nhiệt độ nước là bao nhiêu.
Video: Kinh hoàng pha chế dấm bằng axít và nước lạnh
Ngoài ra, có một số người hiểu lầm rằng, uống nước lạnh sẽ giúp đốt cháy nhiều calo hơn. Câu trả lời là uống nước lạnh có thể đốt cháy calo nhưng chỉ là thêm 8 calo được đốt cháy mà thôi.
Uống nước như thế nào là đúng?
Theo các chuyên gia, chúng ta có thể uống nước nóng hoặc lạnh nhưng nước cần đủ sạch là được.
Người trẻ tuổi, sức khỏe bình thường có thể uống đồ lạnh từ 8-15 độ C. Không nên uống nước lạnh quá mức cho phép hoặc nước nóng trên 45 độ C sẽ ảnh hưởng đến men răng và lớp niêm mạc vòm miệng, thực quản, dạ dày.
Đối với người có tuổi, nhất là những người mắc bệnh tim mạch, thiểu năng tuần hoàn não, người thấp khớp, gút, bệnh về bàng quang, viêm họng mạn nên thận trọng khi dùng đồ uống lạnh. Họ cũng nên hạn chế lượng nước và muối để giảm tải cho tim.
Khi uống nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ. Nên uống trước hoặc sau bữa ăn từ 15-30 phút chứ không uống ngay để tránh pha loãng hoặc giảm hoạt tính các men tiêu hóa (trừ bữa ăn có chất nhiều kích thích, ăn khô, nhiều mỡ). Không nên vừa ăn vừa uống, nhất là nước lạnh.
Vào mùa nóng, nên uống nước mát. Mùa lạnh thì uống nước ấm. Sau khi tập luyện thể thao thì không nhất thiết phải uống nước lạnh, có thêtr uống nước ấm vì nước lạnh dễ gây sốc nhiệt cho cơ thể.
Nếu có thể, chúng ta nên tạo thói quen uống nước ấm sẽ giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, cải thiện lưu thông máu, tốt với hệ tiêu hóa, hệ bạch huyết và thận.
Bình luận