Nếu thợ bắt ốc núi phải mò mẫm trong những đêm mưa ướt lạnh, thì cánh thợ săn thằn lằn núi lại “làm ăn” vào những ngày nắng đẹp. Một ngày như thế, chúng tôi lại được đi theo nhóm thợ săn thằn lằn lão luyện lên núi Bà để… học nghề.
Công phu nghề câu
Nhóm thợ săn chúng tôi tháp tùng lần này là 2 anh em ruột Lâm, Định và 3 người đàn ông khác cũng là anh em ruột với những cái tên rất kêu: Lắm, Đã, Dứt. Cả 5 tay thợ có một điểm chung là đều có một “bo-đì” gầy gò nhưng săn chắc, mắt trũng sâu vì thiếu ngủ.
Đồ nghề của họ là một cần câu dài khoảng 5 mét, gồm nhiều đoạn, có thể rút ngắn lại (giống như ăng - ten râu ti vi). Một sợi dây cước buộc chặt trên đầu cần câu, đầu dây còn lại thắt một thòng lọng nhỏ. Chiếc túi lưới đeo tòng teng sau lưng để nhốt thằn lằn sau khi câu được và một chiếc túi nhỏ đựng mồi câu là những con bọ cánh cứng đủ loại.
Nói về “cơ duyên” đến với nghề này, anh Lâm kể: “Nhà đông người lại không có miếng đất cắm dùi. Hơn 10 năm trước, anh em tôi sống bằng nghề câu cá, nhưng không đủ sống nên chuyển sang nghề này. Thấy khá hơn nên theo luôn”.
Sau hơn một tiếng trèo, bò qua những vách đá cheo leo, những đám dây rừng chằng chịt cản lối, khi chúng tôi đã bắt đầu bủn rủn tay chân thì anh Định phán: “Đến nơi rồi”. Mọi người nhanh chóng tỏa ra các hướng. Ngó vào một cái hang đánh giá tình hình, anh Lâm quay lại cười toe: “có hàng”, rồi đưa chiếc cần câu buộc con bọ ngay sát vòng thòng lọng vào hang.
Tiếng con bọ bay xè xè khiến đàn thằn lằn lao tới, không hề biết “án tử” đang chờ chúng. Anh Lâm khéo léo lùa chiếc thòng lọng vào đầu con thằn lằn, giật mạnh. Chỉ vài giây, con thằn lằn đã bị treo tòng teng trên chiếc dây thòng lọng. Anh thợ săn rút cần câu lại, gỡ con vật nhỏ bé ra khỏi chiếc thòng lọng, nhét tọt vào chiếc túi lưới sau lưng. Lúc này, có vẻ như con thằn lằn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, nó cứ húc đầu tìm lối ra, nhưng vô ích. Vài phút sau, một chú thằn lằn khác lại bị tóm.
Khi đám thằn lằn trong hang đá bị “vét” sạch, những tay thợ săn lại xách đồ nghề trèo sang một hang đá khác. Vẫn những động tác câu đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, bầy thằn lằn theo nhau chui vào chiếc túi sau lưng họ không sót một con.
“Ngày xưa, kiểu câu truyền thống là dùng trái cây có mùi thơm như sầu riêng, chuối, sung, trầu bà chín trét vào vách hang dụ thằn lằn, rồi cầm cần câu có thòng lọng ngồi chờ. Khi thằn lằn bò đến ăn thì giật. Nhưng cách này rất… hên xui. Gặp lúc tụi nó đói mồi, ra ăn mới câu được. Ngược lại, nhiều lúc thấy thằn lằn lúc nhúc trong hang mà không ra ăn, mình ngồi nhìn tức muốn chết. Qua nhiều năm hành nghề, các tay câu phát hiện, dù thằn lằn đã no, nhưng hễ thấy côn trùng là chúng nhào tới. Vì vậy, bây giờ thợ săn thằn lằn đều đã chuyển qua cách này. Hiệu quả như các anh thấy đấy”, anh Định kể.
Nhóm thợ săn mải miết leo thoăn thoắt trên sườn núi. Khi mặt trời dần khuất dưới đường chân trời, lũ thằn lằn rút sâu vào hang, cũng là lúc các tay câu kết thúc một ngày lao động. Đưa chiếc túi lưới bên trong có những chú thằn lằn đang chen chúc tìm đường thoát ra xem, anh Định cười hồ hởi: “Hôm nay khá, chừng này khoảng 2 ký”. Anh Định bảo đây là đặc sản nên thương lái đến tận nhà mua với 160.000 đồng/kg.
Nguy cơ tận diệt
Anh Dứt bảo, ngoài cách bắt thằn lằn kể trên, còn cách săn “tận diệt” khác nữa là dùng xô nhựa, loại 10 lít, bôi trơn thành xô bằng dầu ăn, bên trong xô để các loại trái cây có mùi thơm để “dụ” thằn lằn. Những chiếc xô này được mang đặt rải rác trong hang đá, “bắc cầu” cho thằn lằn bò lên xô bằng những cành cây nhỏ gác từ miệng xô xuống đất.
Những chú thằn lằn ngửi thấy mùi thức ăn bò vào xô, sau khi ăn xong thì không thể bò ra được vì thành xô trơn nhẫy. Người đi săn chỉ việc đợi và đến thu gom. Cách bắt này có tính tàn sát rất cao, vì tất cả thằn lằn lớn, nhỏ đều lọt vào xô, chòi đạp lẫn nhau để leo lên khiến hầu hết những con nhỏ chết vì kiệt sức.
Do tình trạng nhiều người dân quanh vùng núi Bà Đen thiếu việc, thiếu ruộng đất sản xuất trong khi thằn lằn có giá cao ngất ngưởng, nên ngày càng thu hút nhiều người tham gia vào việc săn bắt chúng. “Đặc sản” hút hàng đến mức các tay thợ vừa mang xuống đến chân núi là có thương lái đến “sang tay” ngay. Sau đó, chúng tỏa đến các nhà hàng, quán nhậu ở Tây Ninh, TPHCM. Những chú thằn lằn nhỏ bé bị chiên giòn, nướng y, bằm xúc bánh đa... để phục vụ các “thượng đế”.
Tại Tây Ninh, hầu hết các nhà hàng, quán nhậu, đặc sản thằn lằn luôn được ưu tiên trong thực đơn. Dưới chân núi Bà Đen, hai bên đường Bời Lời dẫn vào Khu du lịch núi Bà, du khách không khó khăn gì khi muốn mua món đặc sản này về làm quà.
Trong vai khách du lịch, chúng tôi ghé vào quán ăn N.T, gần cổng chính Khu du lịch núi Bà, hỏi mua thằn lằn làm quà biếu, chị H., nhân viên phục vụ ở đây nhanh nhảu cho biết: “Muốn mua bao nhiêu cũng có. Giá thằn lằn sống 220.000 đồng/kg, khô thằn lằn 800.000 đồng/kg”. Thỏa thuận giá cả xong, chúng tôi ngỏ ý muốn xem hàng. Chị H. bảo: “Phải chờ gọi điện thoại kêu mấy thằng em đem tới. Đâu dám để trong quán. Vì sợ kiểm lâm bắt”.
Không chỉ có mặt ở những quán ăn lớn, mà ở những quán cóc ven đường vào Khu du lịch núi Bà cũng kinh doanh đặc sản này. Chúng tôi ghé vào một quán ăn nhỏ ven đường Bời Lời, hỏi mua thằn lằn, một người đàn bà đi ra dè dặt thăm dò. Sau một lúc “đẩy đưa”, bà này mới nói thật: “Tôi phải hỏi kỹ như vậy để xem cô chú có phải nhân viên kiểm lâm không?”.
Thấy đã an toàn, người đàn bà này mới bảo chờ một chút, bà ra sau vườn lấy lên vài ký thằn lằn còn sống để chúng tôi chọn lựa. Bà Loan, năm nay 52 tuổi, bán nước giải khát dưới chân núi Bà, nói: “Giờ tôi không còn thấy những con thằn lằn to bằng cổ tay, cũng không thấy chúng bò đầy trên vách đá như ngày xưa nữa”.
Công phu nghề câu
Nhóm thợ săn chúng tôi tháp tùng lần này là 2 anh em ruột Lâm, Định và 3 người đàn ông khác cũng là anh em ruột với những cái tên rất kêu: Lắm, Đã, Dứt. Cả 5 tay thợ có một điểm chung là đều có một “bo-đì” gầy gò nhưng săn chắc, mắt trũng sâu vì thiếu ngủ.
Đồ nghề của họ là một cần câu dài khoảng 5 mét, gồm nhiều đoạn, có thể rút ngắn lại (giống như ăng - ten râu ti vi). Một sợi dây cước buộc chặt trên đầu cần câu, đầu dây còn lại thắt một thòng lọng nhỏ. Chiếc túi lưới đeo tòng teng sau lưng để nhốt thằn lằn sau khi câu được và một chiếc túi nhỏ đựng mồi câu là những con bọ cánh cứng đủ loại.
Thằn lằn núi Bà Đen |
Nói về “cơ duyên” đến với nghề này, anh Lâm kể: “Nhà đông người lại không có miếng đất cắm dùi. Hơn 10 năm trước, anh em tôi sống bằng nghề câu cá, nhưng không đủ sống nên chuyển sang nghề này. Thấy khá hơn nên theo luôn”.
Sau hơn một tiếng trèo, bò qua những vách đá cheo leo, những đám dây rừng chằng chịt cản lối, khi chúng tôi đã bắt đầu bủn rủn tay chân thì anh Định phán: “Đến nơi rồi”. Mọi người nhanh chóng tỏa ra các hướng. Ngó vào một cái hang đánh giá tình hình, anh Lâm quay lại cười toe: “có hàng”, rồi đưa chiếc cần câu buộc con bọ ngay sát vòng thòng lọng vào hang.
Tiếng con bọ bay xè xè khiến đàn thằn lằn lao tới, không hề biết “án tử” đang chờ chúng. Anh Lâm khéo léo lùa chiếc thòng lọng vào đầu con thằn lằn, giật mạnh. Chỉ vài giây, con thằn lằn đã bị treo tòng teng trên chiếc dây thòng lọng. Anh thợ săn rút cần câu lại, gỡ con vật nhỏ bé ra khỏi chiếc thòng lọng, nhét tọt vào chiếc túi lưới sau lưng. Lúc này, có vẻ như con thằn lằn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, nó cứ húc đầu tìm lối ra, nhưng vô ích. Vài phút sau, một chú thằn lằn khác lại bị tóm.
Khi đám thằn lằn trong hang đá bị “vét” sạch, những tay thợ săn lại xách đồ nghề trèo sang một hang đá khác. Vẫn những động tác câu đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, bầy thằn lằn theo nhau chui vào chiếc túi sau lưng họ không sót một con.
Thợ săn đang dò tìm con mồi |
“Ngày xưa, kiểu câu truyền thống là dùng trái cây có mùi thơm như sầu riêng, chuối, sung, trầu bà chín trét vào vách hang dụ thằn lằn, rồi cầm cần câu có thòng lọng ngồi chờ. Khi thằn lằn bò đến ăn thì giật. Nhưng cách này rất… hên xui. Gặp lúc tụi nó đói mồi, ra ăn mới câu được. Ngược lại, nhiều lúc thấy thằn lằn lúc nhúc trong hang mà không ra ăn, mình ngồi nhìn tức muốn chết. Qua nhiều năm hành nghề, các tay câu phát hiện, dù thằn lằn đã no, nhưng hễ thấy côn trùng là chúng nhào tới. Vì vậy, bây giờ thợ săn thằn lằn đều đã chuyển qua cách này. Hiệu quả như các anh thấy đấy”, anh Định kể.
Nhóm thợ săn mải miết leo thoăn thoắt trên sườn núi. Khi mặt trời dần khuất dưới đường chân trời, lũ thằn lằn rút sâu vào hang, cũng là lúc các tay câu kết thúc một ngày lao động. Đưa chiếc túi lưới bên trong có những chú thằn lằn đang chen chúc tìm đường thoát ra xem, anh Định cười hồ hởi: “Hôm nay khá, chừng này khoảng 2 ký”. Anh Định bảo đây là đặc sản nên thương lái đến tận nhà mua với 160.000 đồng/kg.
Nguy cơ tận diệt
Anh Dứt bảo, ngoài cách bắt thằn lằn kể trên, còn cách săn “tận diệt” khác nữa là dùng xô nhựa, loại 10 lít, bôi trơn thành xô bằng dầu ăn, bên trong xô để các loại trái cây có mùi thơm để “dụ” thằn lằn. Những chiếc xô này được mang đặt rải rác trong hang đá, “bắc cầu” cho thằn lằn bò lên xô bằng những cành cây nhỏ gác từ miệng xô xuống đất.
Những chú thằn lằn ngửi thấy mùi thức ăn bò vào xô, sau khi ăn xong thì không thể bò ra được vì thành xô trơn nhẫy. Người đi săn chỉ việc đợi và đến thu gom. Cách bắt này có tính tàn sát rất cao, vì tất cả thằn lằn lớn, nhỏ đều lọt vào xô, chòi đạp lẫn nhau để leo lên khiến hầu hết những con nhỏ chết vì kiệt sức.
Câu nhử thằn lằn |
Do tình trạng nhiều người dân quanh vùng núi Bà Đen thiếu việc, thiếu ruộng đất sản xuất trong khi thằn lằn có giá cao ngất ngưởng, nên ngày càng thu hút nhiều người tham gia vào việc săn bắt chúng. “Đặc sản” hút hàng đến mức các tay thợ vừa mang xuống đến chân núi là có thương lái đến “sang tay” ngay. Sau đó, chúng tỏa đến các nhà hàng, quán nhậu ở Tây Ninh, TPHCM. Những chú thằn lằn nhỏ bé bị chiên giòn, nướng y, bằm xúc bánh đa... để phục vụ các “thượng đế”.
Tại Tây Ninh, hầu hết các nhà hàng, quán nhậu, đặc sản thằn lằn luôn được ưu tiên trong thực đơn. Dưới chân núi Bà Đen, hai bên đường Bời Lời dẫn vào Khu du lịch núi Bà, du khách không khó khăn gì khi muốn mua món đặc sản này về làm quà.
Những món đặc sản chế biến từ thằn lằn núi |
Trong vai khách du lịch, chúng tôi ghé vào quán ăn N.T, gần cổng chính Khu du lịch núi Bà, hỏi mua thằn lằn làm quà biếu, chị H., nhân viên phục vụ ở đây nhanh nhảu cho biết: “Muốn mua bao nhiêu cũng có. Giá thằn lằn sống 220.000 đồng/kg, khô thằn lằn 800.000 đồng/kg”. Thỏa thuận giá cả xong, chúng tôi ngỏ ý muốn xem hàng. Chị H. bảo: “Phải chờ gọi điện thoại kêu mấy thằng em đem tới. Đâu dám để trong quán. Vì sợ kiểm lâm bắt”.
Không chỉ có mặt ở những quán ăn lớn, mà ở những quán cóc ven đường vào Khu du lịch núi Bà cũng kinh doanh đặc sản này. Chúng tôi ghé vào một quán ăn nhỏ ven đường Bời Lời, hỏi mua thằn lằn, một người đàn bà đi ra dè dặt thăm dò. Sau một lúc “đẩy đưa”, bà này mới nói thật: “Tôi phải hỏi kỹ như vậy để xem cô chú có phải nhân viên kiểm lâm không?”.
Thấy đã an toàn, người đàn bà này mới bảo chờ một chút, bà ra sau vườn lấy lên vài ký thằn lằn còn sống để chúng tôi chọn lựa. Bà Loan, năm nay 52 tuổi, bán nước giải khát dưới chân núi Bà, nói: “Giờ tôi không còn thấy những con thằn lằn to bằng cổ tay, cũng không thấy chúng bò đầy trên vách đá như ngày xưa nữa”.
Theo Phúc Lập – Hồng Minh/ NNVN
Bình luận