(VTC News) - Nếu để xảy ra vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sáng 27/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết liệt khi nói về nhiệm vụ của Chính phủ đối với an toàn thực phẩm: “Chúng ta cần có chỉ thị về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm để triển khai thực hiện".
An toàn thực phẩm không chỉ là vấn đề giống nòi dân tộc mà còn là uy tín quốc tế của đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng, hệ thống các cấp cần vào cuộc để làm tốt việc này. Đây là yêu cầu lớn. Cái gì động chạm đến nhân dân thì nhân dân quyết định.
Nếu tổ chức nào đơn độc làm thì không thể thành công, chúng ta cần làm cho nhân dân hiểu để tố giác tội phạm và xử lý những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, cần làm rõ trách nhiệm cá nhân trong vấn đề này. Nếu chúng ta không quy trách nhiệm được cho người đứng đầu thì không thể thành công. Chủ tịch Tỉnh, huyện, xã phải chịu trách nhiệm trước nhân dân ở khu vực đó.
“Ngoài ra, các ngành công an, quản lý thị trường, y tế, nông nghiệp cũng cần chịu trách nhiệm. Khi trách nhiệm cá nhân làm rõ thì mới có hiệu quả. Một việc cụ thể đến nhân dân mà chúng ta không chịu trách nhiệm thì ai chịu trách nhiệm cho các đồng chí?”, ông Nguyễn Xuân Phúc đặt câu hỏi.
Nói về kinh phí cho việc này, Thủ tướng nói, có 4 loại kinh phí dành cho kiểm tra, tiêu hủy; trang bị, bồi dưỡng lực lượng; động viên nhân dân, báo chí phát hiện mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chính phủ sẽ có nguồn ngân sách và nếu địa phương xử phạt bao nhiêu tiền sẽ được giữ lại bấy nhiêu để chi cho hoạt động an toàn thực phẩm.
Một vấn đề được Thủ tướng đề cập là phải xử lý hành chính cao nhất, cần thiết xử lý hành sự những cá nhân, tổ chức vi phạm an toàn thực phẩm, có thể xử phạt 20 năm tù. Nông dân nuôi lợn có chất cấm thì tiêu hủy, phạt nếu vi phạm. Mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ giống nhau trong xã hội.
“Đây là việc quan trọng nhất, nhiệm vụ chính trị quan trọng này cần được thực hiện tốt”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Còn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói, từng năm một, nên chọn ra một số việc để tạo chuyển biến rõ nét. Năm nay chọn việc xử lý chất salbutamol, dư lượng kháng sinh và chúng ta cần vào cuộc mạnh mẽ để có chuyển biến.
Nhóm tiếp theo là rượu bia và nước giải khát kém chất lượng. Nhóm thứ 3 là thực phẩm chức năng. Thực phẩm đường phố, vấn đề an toàn thực phẩm ở các khu công nghiệp cũng cần được quan tâm.
Có những thực phẩm an toàn nhưng cũng có những thực phẩm không an toàn, cần phải giúp bà con nhận biết. Kết hợp với đó là tạo mô hình sản xuất rau sạch, chăn nuôi sạch và có phân phối đến tận người dân.
Bộ trưởng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Cao Đức Phát băn khoăn về thực trạng thanh tra kém hiệu quả, nên cần thanh tra đột xuất và đồng bộ, lựa chọn sản phẩm để giám sát và làm quyết liệt như giám sát lò mổ, nơi trồng, để truy ra đầu mối doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh, từ đó, tìm ra đến cùng thì thôi.
Không khẳng định sẽ kiểm soát được triệt để nhưng bộ trưởng Phát bày tỏ quyết tâm cơ bản chấm dứt sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, cơ bản chấm dứt buôn lậu chất cấm qua biên giới.
Để phân định rõ hơn trách nhiệm của các Bộ cũng như ở địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: "Chúng ta phải làm rõ trách nhiệm từng đơn vị. Trước đây, chúng ta vẫn hiểu theo tinh thần pháp luật cũ, ở ruộng ở chuồng thì Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm. Ở chợ là Bộ Công thương, trên bàn ăn là Bộ Y tế.
Nhưng giờ, tất cả hệ thống cùng vào cuộc, xảy ra ở địa bàn nào thì Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, huyện, tỉnh phải chịu trách nhiệm. Sản phẩm ở chợ và thức ăn đường phố là trách nhiệm của địa phương".
Phó Thủ tướng nói tiếp, ví dụ với chất vàng ô dùng trong công nghiệp thì Bộ Công thương quản lý nhưng nếu được đưa vào trong chăn nuôi gà thì cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn.
Với chất Salbutamol, giữa Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn phải phân rõ trách nhiệm ra.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bức xúc về tình hình nhập lậu chất cấm như Salbutamol và thực phẩm bẩn như lòng lợn, chân gà thối.
Với những vi phạm an toàn thực phẩm mà chỉ xử phạt 2 đến 3 triệu đồng thì không ăn thua. Cần xử lý các cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi ở mức hình sự.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sáng 27/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết liệt khi nói về nhiệm vụ của Chính phủ đối với an toàn thực phẩm: “Chúng ta cần có chỉ thị về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm để triển khai thực hiện".
An toàn thực phẩm không chỉ là vấn đề giống nòi dân tộc mà còn là uy tín quốc tế của đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ ký chỉ thị về an toàn thực phẩm trong thời gian tới. Ảnh: Chính phủ |
|
Ngoài ra, cần làm rõ trách nhiệm cá nhân trong vấn đề này. Nếu chúng ta không quy trách nhiệm được cho người đứng đầu thì không thể thành công. Chủ tịch Tỉnh, huyện, xã phải chịu trách nhiệm trước nhân dân ở khu vực đó.
“Ngoài ra, các ngành công an, quản lý thị trường, y tế, nông nghiệp cũng cần chịu trách nhiệm. Khi trách nhiệm cá nhân làm rõ thì mới có hiệu quả. Một việc cụ thể đến nhân dân mà chúng ta không chịu trách nhiệm thì ai chịu trách nhiệm cho các đồng chí?”, ông Nguyễn Xuân Phúc đặt câu hỏi.
Nói về kinh phí cho việc này, Thủ tướng nói, có 4 loại kinh phí dành cho kiểm tra, tiêu hủy; trang bị, bồi dưỡng lực lượng; động viên nhân dân, báo chí phát hiện mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chính phủ sẽ có nguồn ngân sách và nếu địa phương xử phạt bao nhiêu tiền sẽ được giữ lại bấy nhiêu để chi cho hoạt động an toàn thực phẩm.
Một vấn đề được Thủ tướng đề cập là phải xử lý hành chính cao nhất, cần thiết xử lý hành sự những cá nhân, tổ chức vi phạm an toàn thực phẩm, có thể xử phạt 20 năm tù. Nông dân nuôi lợn có chất cấm thì tiêu hủy, phạt nếu vi phạm. Mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ giống nhau trong xã hội.
Còn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói, từng năm một, nên chọn ra một số việc để tạo chuyển biến rõ nét. Năm nay chọn việc xử lý chất salbutamol, dư lượng kháng sinh và chúng ta cần vào cuộc mạnh mẽ để có chuyển biến.
Nhóm tiếp theo là rượu bia và nước giải khát kém chất lượng. Nhóm thứ 3 là thực phẩm chức năng. Thực phẩm đường phố, vấn đề an toàn thực phẩm ở các khu công nghiệp cũng cần được quan tâm.
Có những thực phẩm an toàn nhưng cũng có những thực phẩm không an toàn, cần phải giúp bà con nhận biết. Kết hợp với đó là tạo mô hình sản xuất rau sạch, chăn nuôi sạch và có phân phối đến tận người dân.
Bộ trưởng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Cao Đức Phát băn khoăn về thực trạng thanh tra kém hiệu quả, nên cần thanh tra đột xuất và đồng bộ, lựa chọn sản phẩm để giám sát và làm quyết liệt như giám sát lò mổ, nơi trồng, để truy ra đầu mối doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh, từ đó, tìm ra đến cùng thì thôi.
Không khẳng định sẽ kiểm soát được triệt để nhưng bộ trưởng Phát bày tỏ quyết tâm cơ bản chấm dứt sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, cơ bản chấm dứt buôn lậu chất cấm qua biên giới.
Để phân định rõ hơn trách nhiệm của các Bộ cũng như ở địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: "Chúng ta phải làm rõ trách nhiệm từng đơn vị. Trước đây, chúng ta vẫn hiểu theo tinh thần pháp luật cũ, ở ruộng ở chuồng thì Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm. Ở chợ là Bộ Công thương, trên bàn ăn là Bộ Y tế.
Nhưng giờ, tất cả hệ thống cùng vào cuộc, xảy ra ở địa bàn nào thì Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, huyện, tỉnh phải chịu trách nhiệm. Sản phẩm ở chợ và thức ăn đường phố là trách nhiệm của địa phương".
Phó Thủ tướng nói tiếp, ví dụ với chất vàng ô dùng trong công nghiệp thì Bộ Công thương quản lý nhưng nếu được đưa vào trong chăn nuôi gà thì cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn.
Với chất Salbutamol, giữa Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn phải phân rõ trách nhiệm ra.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bức xúc về tình hình nhập lậu chất cấm như Salbutamol và thực phẩm bẩn như lòng lợn, chân gà thối.
Với những vi phạm an toàn thực phẩm mà chỉ xử phạt 2 đến 3 triệu đồng thì không ăn thua. Cần xử lý các cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi ở mức hình sự.
Clip: Phanh phui liên tiếp mánh khóe làm thực phẩm bẩn khiến người xem rùng mình
Nguyễn Tâm
Bình luận