(VTC News) - Mọi người đang tính nên giật đổ ngôi nhà hay phóng hỏa đốt, thì gã thầy bùa múa dao mở đường máu thoát ra khỏi vòng vây.
Kỳ 2: Cuộc vây bắt tên thầy bùa
Như đã nói ở kỳ trước, chị Trần Thị Phượng (thường gọi là Tư Phượng, ở ấp Hạ, Tân Huề, Thanh Bình, Đồng Tháp), đã chèo thuyền trong đêm tối đến nhà thầy bùa Hai Tân để xin bùa khiến chồng bớt yêu, bớt ghen tuông.
Hôm sau, gia đình không thấy Phượng đâu thì tá hỏa tìm kiếm. Quần áo, tư trang vẫn để nguyên ở nhà, nên chắc chắn Phượng chưa bỏ lên Sài Gòn. Điều lạ là con ghe biến mất.
Mọi người thắc mắc về sự biết mất của chiếc ghe, thì cô em họ của Phượng mới kể rằng, cách đó hai hôm, hai chị em có dùng chiếc ghe đến nhà ông thầy Hai Tân, tức Phạm Văn Tân bên xã Tân Quới để xin bùa.
Nghe thế, gia đình đã chèo ghe đến nhà Hai Tân hỏi han. Ông thầy này xác nhận rằng có chuyện một cô gái đến xin bùa, nhưng xin xong thì về ngay, nên ông ta cũng không biết cô ta tên gì, ở đâu.
Nghe ông này nói vậy, gia đình dù nghi ngờ, nhưng cũng không biết làm gì hơn. Mọi người phân công nhau tìm kiếm, hỏi han khắp vùng. Những mô đất quanh khu vực ấp Hạ giữa đồng không mông quạnh được tìm kiếm chi tiết, song không thấy tăm hơi, dấu tích nào của Phượng.
Khi đó, mùa lũ, khắp vùng Đồng Tháp Mười nước ngập mênh mông, chỉ thi thoảng có những doi đất nhô lên khỏi cánh đồng. Cách ngôi nhà nhỏ xíu của thầy bùa Hai Tân, cạnh con rạch Mã Trường, khoảng 400m có một doi đất nhô lên. Trên doi đất ấy có hàng bạch đàn cùng một chuồng ngan, vịt. Út Teo cùng một cô em chèo thuyền cập vào doi đất ấy…
Kể đến đây, bà Tám Bẳng, mẹ chị Tư Phượng ôm mặt khóc, nước mắt chảy ướt gò má nhăn nheo. Bà mếu máo: “Nghĩ lại cảnh ấy tui đau lắm chú à. Nghĩ đến cái Phượng, tui lại ốm mất. Hôm làm đám cho hắn, mấy đứa phóng cái ảnh hắn để trên ban thờ, nhưng tui không chịu được, cứ khóc suốt khi nhìn ảnh hắn. Tui phải đem ảnh giấu đi. Cứ nghĩ đến cái chết của hắn, tui lại lăn ra ốm”.
Không dám hỏi gì thêm, sợ khoét sâu nỗi đau của bà Tám Bẳng, tôi đành chào từ biệt bà, chạy lòng vòng ra phía cánh đồng xã Tân Quới, đi tìm mộ chị Tư Phượng, thắp cho chị nén nhang.
Ngôi mộ chìm nghỉm trong bụi cỏ. Anh xe ôm mượn chiếc dao của chị nông dân đang cắt cỏ gần đó phát quang, nấm mồ buồn thảm hiện ra, tấm bia ghi rõ: Phần mộ Trần Thị Phượng, hưởng dương 26 tuổi.
Quanh khu vực nơi thầy bùa Hai Tân ở cũng từng có một số hộ dân, nhưng họ cũng bỏ đi cả, vì quá hãi hùng với vụ án năm xưa. Mấy ngôi nhà cạnh đó giờ người nơi khác ở, hỏi về vụ án, họ cũng không nắm được nhiều, mà chỉ đến nhà ông Châu Văn Nhã, 52 tuổi, ở ấp Hạ, thuộc xã Tân Quới, cách nơi xảy ra vụ thảm sát và hiếp dâm phụ nữ kinh thiên động địa độ 300m.
Buổi trưa chang chang nắng, gió lộng, ông Năm Nhã nằm võng đong đưa trước ngôi nhà sàn. Tôi ngồi uống nước, chờ ông qua giấc ngủ trưa. Một người phụ nữ gánh rau cải từ rạch Mã Trường về nhà. Bà nói là vợ ông Năm Nhã.
Tôi hỏi chuyện, bà chối đây đẩy, bảo không biết gì nên không nói được. Nhìn ánh mắt sợ hãi của bà, tôi hiểu rằng, cũng như những cư dân quanh đây, đều hãi hùng khi nhắc đến gã thầy bùa giết người lấy sọ luyện phép biến hình.
Bà bảo tôi cứ đánh thức ông Năm Nhã dậy mà hỏi chuyện, chứ chờ ông ngủ có mà đến tối. Ngày nào ông chẳng uống rượu tây tây, rồi ngả lưng ở võng đón gió hây hây mát từ rạch Mã Trường thổi vào.
Thấy khách lạ tìm hiểu chuyện gã thầy bùa sát hại phụ nữ luyện phép thần thông, ông Năm Nhã hào hứng hẳn. Men rượu như tan biến đâu mất. Từng thời khắc kinh hoàng năm xưa, mà ông chứng kiến tường tận hiện về.
Ông Năm Nhã kể: “Đợt đó, tháng 8 âm lịch, đúng mùa nước nổi dâng cao nhứt, tui đang thiu thiu ngủ trên võng trước hiên nhà, thì giựt mình tỉnh giấc khi nghe tiếng hét của mấy đứa con gái.
Tui thấy lạ, ngó ra sau, thấy 2 đứa con gái đang kêu ầm lên. Tui chèo thuyền nhanh ra gò đất. Hai đứa mặt mũi trắng bệnh. Nó kêu la: “Chú Năm ơi, chỗ này chôn người hay sao ấy, không phải chôn heo. Chú ra bới giúp con xem sao”.
Tui chạy đến bới ra, đúng là người thiệt, chẳng phải chôn heo. Chuyện kể cũng lạ đời. Cái Út Teo và đứa nữa chèo thuyền ra gò đất. Vừa bước chân xuống gò thì cái Út Teo bỗng ngứa ngáy tay chân, rồi kêu con bé kia tạm nghỉ để nó gãi.
Cái Út Teo chống mạnh cái dầm chèo thuyền xuống đất, chỗ giữa hai hàng bạch đàn, lối đàn vịt lên xuống phẳng lỳ, nhão nhoét, thì bật lớp đất mỏng, trúng luôn cái miệng người. Sợ quá, nó mới hét lên gọi tui. Tui gạt đất rộng ra, thì hiện ra khuôn mặt người. Nhìn khuôn mặt, tui nhận ngay ra cái Phượng. Cái Tư Phượng ngoan, hiền, lại xinh xắn, nên vùng này ai cũng biết nó”.
Ngay khi phát hiện cô gái Tư Phượng bị giết hại, chôn ở gò đất, ông Năm Nhã lập tức nghi ngờ hung thủ chính là gã thầy bùa biến thái, bí ẩn sống ngay trong ấp mình, tức Nguyễn Văn Tân, thường gọi là Hai Tân. Mấy hôm trước, chính mắt ông Năm Nhã nhìn thấy Tư Phượng cùng một cô gái chèo thuyền đến nhà Hai Tân, rồi lại chèo về.
Ông Năm Nhã hiểu rõ gã thầy bùa này, không bao giờ tiếp 2 người trở lên, nên hắn sẽ đuổi về và hẹn gặp riêng vào lúc nửa đêm. Ông tin chắc rằng, cô gái Tư Phượng đã tự tìm đến nhà Hai Tân và đã phải chịu cái chết thê thảm.
Với suy nghĩ đó, ông hô hào mọi người chạy về phía ngôi nhà nhỏ bên rạch Mã Trường bao vây nhà Hai Tân, để chắc chắn rằng hắn không trốn thoát được.
Ông gọi Hai Tân ra ngoài nói chuyện, nhưng tên thầy bùa này không mở cửa, mà tử thủ trong nhà. Ông cùng một người nữa đạp cửa xông vào, nhưng gã thầy bùa đứng ngay cửa với con dao găm sắc bén, loại dao găm lính thủy đánh bộ Mỹ dùng. Hắn đứng trong thế thủ, giương dao ra phía trước, sẵn sàng đâm bất cứ ai xông vào nhà.
Càng lúc, những người trong gia đình chị Tư Phượng kéo đến càng đông. Mấy người vác gậy xông vào, liền bị hắn đánh bật ra. Mọi người đang tính nên giật đổ ngôi nhà hay phóng hỏa đốt, thì gã thầy bùa múa dao mở đường máu thoát ra khỏi vòng vây, chạy vào nhà ông Tư Long ở cạnh, rồi tử thủ trong đó.
Sợ có thể có người mất mạng vì hắn, nên mọi người đã gọi công an đến. Chừng 1 tiếng sau, công an xã, huyện có mặt trên mấy chiếc ca nô, đỗ bên rạch Mã Trường. Tên thầy bùa Hai Tân được áp tải lên ca nô, chở đi mất.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Kỳ 2: Cuộc vây bắt tên thầy bùa
Như đã nói ở kỳ trước, chị Trần Thị Phượng (thường gọi là Tư Phượng, ở ấp Hạ, Tân Huề, Thanh Bình, Đồng Tháp), đã chèo thuyền trong đêm tối đến nhà thầy bùa Hai Tân để xin bùa khiến chồng bớt yêu, bớt ghen tuông.
Hôm sau, gia đình không thấy Phượng đâu thì tá hỏa tìm kiếm. Quần áo, tư trang vẫn để nguyên ở nhà, nên chắc chắn Phượng chưa bỏ lên Sài Gòn. Điều lạ là con ghe biến mất.
Mọi người thắc mắc về sự biết mất của chiếc ghe, thì cô em họ của Phượng mới kể rằng, cách đó hai hôm, hai chị em có dùng chiếc ghe đến nhà ông thầy Hai Tân, tức Phạm Văn Tân bên xã Tân Quới để xin bùa.
Nghe thế, gia đình đã chèo ghe đến nhà Hai Tân hỏi han. Ông thầy này xác nhận rằng có chuyện một cô gái đến xin bùa, nhưng xin xong thì về ngay, nên ông ta cũng không biết cô ta tên gì, ở đâu.
Ngôi nhà nơi chị Tư Phượng lớn lên |
Nghe ông này nói vậy, gia đình dù nghi ngờ, nhưng cũng không biết làm gì hơn. Mọi người phân công nhau tìm kiếm, hỏi han khắp vùng. Những mô đất quanh khu vực ấp Hạ giữa đồng không mông quạnh được tìm kiếm chi tiết, song không thấy tăm hơi, dấu tích nào của Phượng.
Khi đó, mùa lũ, khắp vùng Đồng Tháp Mười nước ngập mênh mông, chỉ thi thoảng có những doi đất nhô lên khỏi cánh đồng. Cách ngôi nhà nhỏ xíu của thầy bùa Hai Tân, cạnh con rạch Mã Trường, khoảng 400m có một doi đất nhô lên. Trên doi đất ấy có hàng bạch đàn cùng một chuồng ngan, vịt. Út Teo cùng một cô em chèo thuyền cập vào doi đất ấy…
Kể đến đây, bà Tám Bẳng, mẹ chị Tư Phượng ôm mặt khóc, nước mắt chảy ướt gò má nhăn nheo. Bà mếu máo: “Nghĩ lại cảnh ấy tui đau lắm chú à. Nghĩ đến cái Phượng, tui lại ốm mất. Hôm làm đám cho hắn, mấy đứa phóng cái ảnh hắn để trên ban thờ, nhưng tui không chịu được, cứ khóc suốt khi nhìn ảnh hắn. Tui phải đem ảnh giấu đi. Cứ nghĩ đến cái chết của hắn, tui lại lăn ra ốm”.
Đường vào ấp Hạ, xã Tân Quới, nơi diễn ra vụ án giết hàng loạt phụ nữ |
Không dám hỏi gì thêm, sợ khoét sâu nỗi đau của bà Tám Bẳng, tôi đành chào từ biệt bà, chạy lòng vòng ra phía cánh đồng xã Tân Quới, đi tìm mộ chị Tư Phượng, thắp cho chị nén nhang.
Ngôi mộ chìm nghỉm trong bụi cỏ. Anh xe ôm mượn chiếc dao của chị nông dân đang cắt cỏ gần đó phát quang, nấm mồ buồn thảm hiện ra, tấm bia ghi rõ: Phần mộ Trần Thị Phượng, hưởng dương 26 tuổi.
Quanh khu vực nơi thầy bùa Hai Tân ở cũng từng có một số hộ dân, nhưng họ cũng bỏ đi cả, vì quá hãi hùng với vụ án năm xưa. Mấy ngôi nhà cạnh đó giờ người nơi khác ở, hỏi về vụ án, họ cũng không nắm được nhiều, mà chỉ đến nhà ông Châu Văn Nhã, 52 tuổi, ở ấp Hạ, thuộc xã Tân Quới, cách nơi xảy ra vụ thảm sát và hiếp dâm phụ nữ kinh thiên động địa độ 300m.
Buổi trưa chang chang nắng, gió lộng, ông Năm Nhã nằm võng đong đưa trước ngôi nhà sàn. Tôi ngồi uống nước, chờ ông qua giấc ngủ trưa. Một người phụ nữ gánh rau cải từ rạch Mã Trường về nhà. Bà nói là vợ ông Năm Nhã.
Tôi hỏi chuyện, bà chối đây đẩy, bảo không biết gì nên không nói được. Nhìn ánh mắt sợ hãi của bà, tôi hiểu rằng, cũng như những cư dân quanh đây, đều hãi hùng khi nhắc đến gã thầy bùa giết người lấy sọ luyện phép biến hình.
Bà bảo tôi cứ đánh thức ông Năm Nhã dậy mà hỏi chuyện, chứ chờ ông ngủ có mà đến tối. Ngày nào ông chẳng uống rượu tây tây, rồi ngả lưng ở võng đón gió hây hây mát từ rạch Mã Trường thổi vào.
Thấy khách lạ tìm hiểu chuyện gã thầy bùa sát hại phụ nữ luyện phép thần thông, ông Năm Nhã hào hứng hẳn. Men rượu như tan biến đâu mất. Từng thời khắc kinh hoàng năm xưa, mà ông chứng kiến tường tận hiện về.
Ông Năm Nhã kể chuyện phát hiện ra xác chị Tư Phượng |
Ông Năm Nhã kể: “Đợt đó, tháng 8 âm lịch, đúng mùa nước nổi dâng cao nhứt, tui đang thiu thiu ngủ trên võng trước hiên nhà, thì giựt mình tỉnh giấc khi nghe tiếng hét của mấy đứa con gái.
Tui thấy lạ, ngó ra sau, thấy 2 đứa con gái đang kêu ầm lên. Tui chèo thuyền nhanh ra gò đất. Hai đứa mặt mũi trắng bệnh. Nó kêu la: “Chú Năm ơi, chỗ này chôn người hay sao ấy, không phải chôn heo. Chú ra bới giúp con xem sao”.
Tui chạy đến bới ra, đúng là người thiệt, chẳng phải chôn heo. Chuyện kể cũng lạ đời. Cái Út Teo và đứa nữa chèo thuyền ra gò đất. Vừa bước chân xuống gò thì cái Út Teo bỗng ngứa ngáy tay chân, rồi kêu con bé kia tạm nghỉ để nó gãi.
Video Đàm Vĩnh Hưng thổ lộ chuyện bùa ngải
Cái Út Teo chống mạnh cái dầm chèo thuyền xuống đất, chỗ giữa hai hàng bạch đàn, lối đàn vịt lên xuống phẳng lỳ, nhão nhoét, thì bật lớp đất mỏng, trúng luôn cái miệng người. Sợ quá, nó mới hét lên gọi tui. Tui gạt đất rộng ra, thì hiện ra khuôn mặt người. Nhìn khuôn mặt, tui nhận ngay ra cái Phượng. Cái Tư Phượng ngoan, hiền, lại xinh xắn, nên vùng này ai cũng biết nó”.
Ngay khi phát hiện cô gái Tư Phượng bị giết hại, chôn ở gò đất, ông Năm Nhã lập tức nghi ngờ hung thủ chính là gã thầy bùa biến thái, bí ẩn sống ngay trong ấp mình, tức Nguyễn Văn Tân, thường gọi là Hai Tân. Mấy hôm trước, chính mắt ông Năm Nhã nhìn thấy Tư Phượng cùng một cô gái chèo thuyền đến nhà Hai Tân, rồi lại chèo về.
Ông Năm Nhã hiểu rõ gã thầy bùa này, không bao giờ tiếp 2 người trở lên, nên hắn sẽ đuổi về và hẹn gặp riêng vào lúc nửa đêm. Ông tin chắc rằng, cô gái Tư Phượng đã tự tìm đến nhà Hai Tân và đã phải chịu cái chết thê thảm.
Với suy nghĩ đó, ông hô hào mọi người chạy về phía ngôi nhà nhỏ bên rạch Mã Trường bao vây nhà Hai Tân, để chắc chắn rằng hắn không trốn thoát được.
Ông gọi Hai Tân ra ngoài nói chuyện, nhưng tên thầy bùa này không mở cửa, mà tử thủ trong nhà. Ông cùng một người nữa đạp cửa xông vào, nhưng gã thầy bùa đứng ngay cửa với con dao găm sắc bén, loại dao găm lính thủy đánh bộ Mỹ dùng. Hắn đứng trong thế thủ, giương dao ra phía trước, sẵn sàng đâm bất cứ ai xông vào nhà.
Càng lúc, những người trong gia đình chị Tư Phượng kéo đến càng đông. Mấy người vác gậy xông vào, liền bị hắn đánh bật ra. Mọi người đang tính nên giật đổ ngôi nhà hay phóng hỏa đốt, thì gã thầy bùa múa dao mở đường máu thoát ra khỏi vòng vây, chạy vào nhà ông Tư Long ở cạnh, rồi tử thủ trong đó.
Sợ có thể có người mất mạng vì hắn, nên mọi người đã gọi công an đến. Chừng 1 tiếng sau, công an xã, huyện có mặt trên mấy chiếc ca nô, đỗ bên rạch Mã Trường. Tên thầy bùa Hai Tân được áp tải lên ca nô, chở đi mất.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Bình luận