(VTC News) - Báo Nhật: Căng thẳng Biển Đông đến hồi báo động, Quân đội Syria tổng phản công tại thủ đô thương mại Aleppo, Lũ lụt tấn công Triều Tiên,... là những tin tức đáng chú ý trong ngày.
Theo mạng tin Yomiuri số ra ngày 27/7, Nhật Bản đã lên tiếng thúc giục Trung Quốc kiềm chế các hành động đơn phương và làm dịu căng thẳng thông qua đối thoại với Việt Nam.
Việc Bắc Kinh lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Bãi Macclesfield đã bị Việt Nam và Philippines - hai nước có tranh cãi chủ quyền với Trung Quốc liên quan đến các chuỗi đảo này - lên tiếng phản đối mạnh mẽ.
Việc Trung Quốc cố tình sử dụng sức mạnh quân sự áp đảo trước các nước láng giềng như Việt Nam nhằm biến Biển Đông thành “biển của Trung Quốc” có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang. Tình hình thực sự đã lên đến mức báo động.
Mạng tin Yomiuri cho rằng Nhật Bản cần liên kết với Philippines và Việt Nam - hai nước đang bị Trung Quốc đe dọa - và tăng cường các hình thức hợp tác với những nước này bằng cách cung cấp tàu tuần tra cũng như đào tạo nhân lực trong lĩnh vực đảm bảo an ninh trên biển.
Trong khi đó, trên biển Hoa Đông, tình hình xung quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) cũng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Mới đây, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo này trong suốt hai ngày liên tục.
Quân đội Syria tổng phản công tại thủ đô thương mại Aleppo
Quân đội Syria đã mở cuộc tổng tấn công quy mô lớn nhằm vào lực lượng nổi dậy ở Aleppo, thành phố đông dân nhất và giữ vị trí quan trọng thứ hai sau thủ đô Damascus.
Cuộc tổng tấn công được tiến hành sau khi chính phủ Syria triển khai nhiều đơn vị quân đội đặc nhiệm tới sườn phía Đông Aleppo, trong khi khu vực phía Nam và Tây Nam tiếp nhận các phi đội trực thăng chiến đấu để sẵn sàng ứng chiến.
Theo các nguồn tin mới nhất, dưới sự yểm trợ của xe tăng và chiến đấu cơ, quân đội Syria đã tiến vào nhiều khu vực phía Tây Nam, nơi tập trung binh lực của lực lượng chống chính phủ kể từ sau cuộc tấn công hôm 20/7.
Trước khi giao tranh diễn ra, phe đối lập cũng đã đẩy mạnh các phương án phòng thủ như chất các bao cát quanh vị trí chiến đấu, lập các bệnh viện dã chiến tại một số trường học và nhà thờ Hồi giáo.
Tuy nhiên, với lượng vũ khí, đạn dược hạn chế, lực lượng này đã không thể đương đầu với vũ khí hạng nặng của quân chính phủ. Giao tranh đã khiến nhiều dân thường Aleppo phải chạy xuống hầm trú ẩn và khiến ít nhất 12 hai người thiệt mạng.
Giới phân tích nhận định, trận chiến ở Aleppo có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả hai phe ở Syria.
Với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, đây là thủ đô thương mại ở Tây Bắc Syria và là nơi có đông đảo doanh nhân, lực lượng vẫn ủng hộ mạnh mẽ chính phủ.
Trong khi đó, với phe chống đối, Aleppo là "chìa khóa" giúp khống chế miền Bắc và ở đường cho việc "viết lại kịch bản Benghazi” ở Libi trước đây. Bởi chiếm được Aleppo, phe đối lập sẽ thiết lập được vùng đệm an toàn cho việc tổ chức lại hàng ngũ, huấn luyện các tay súng và tiếp nhận vũ khí từ bên ngoài.
Thượng nghị sĩ Mỹ: Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông
Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đã lên tiếng phản đối những hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng những hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại những tuyên bố của chính quốc gia này.
Thượng nghị sĩ Jim Webb là Chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.
"Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hăng hơn với việc tái diễn hàng loạt hành động có liên quan tới quân đội nước này”, trang web của Thượng nghị sĩ Jim Webb trích lời phát biểu mới đây của ông tại Thượng viện.
Theo Thượng nghị sĩ, luật pháp quốc tế không chấp nhận việc Trung Quốc đưa dân và quân đội ra đồn trú ở khu vực có tranh chấp chủ quyền. Ngoài ra, ông Jim Webb cũng phản đối cách thức Trung Quốc giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hiện nay.
Thượng nghị sĩ Jim Webb cũng kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ "làm rõ vấn đề này với phía Trung Quốc".
Thượng nghị sĩ Jim Webb là người đồng bảo trợ cho một nghị quyết về Biển Đông vừa được trình lên Thượng viện Mỹ hôm 24/7.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland, nói rằng Trung Quốc không nên có những hành động đơn phương ở Biển Đông, trong khi Thượng nghị sĩ John McCain cho rằng những hành động của Trung Quốc là khiêu khích không cần thiết.
Lũ lụt nghiêm trọng tấn công Triều Tiên, 88 người thiệt mạng
Triều Tiên đang phải hứng chịu trận lũ lụt nghiêm trọng làm 88 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người mất nhà cửa, đe dọa đẩy quốc gia Đông Bắc Á này vào nguy cơ khủng hoảng lương thực trầm trọng hơn.
Hãng thông tấn chính thức KCNA của Triều Tiên đưa tin lũ lụt do mưa lớn kéo dài một tuần qua còn làm 134 người bị thương, hơn 5.000 ngôi nhà bị phá hủy, hơn 12.000 ngôi nhà khác bị chìm trong nước lũ. Khoảng 160 km bờ đê, 4.800 hécta đất trồng trọt đã bị phá hủy trong khi hơn 25.700 hécta bị ngập úng.
“Lụt lội do bão và mưa lớn trong tháng này đã gây ra những tổn thất lo lớn về người và tài sản cho Triều Tiên”, bản tin thiên tai của KCNA đánh giá, sau khi cho biết số người bị mất nhà cửa đã lên tới hơn 62.900 người.
Khoảng 300 công trình công cộng và 60 nhà máy đã bị hư hỏng hoặc sụp đổ, KCNA cho biết thêm.
Triều Tiên đã phải hứng chịu những trận mưa lớn và lũ lụt kể từ khi bắt đầu mùa mưa hôm 25/7 khi một cơn bão đổ bộ vào nước này.
Sách trắng Nhật tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới
Báo chí Nhật Bản mới đây cho biết sách trắng quốc phòng năm nay của nước này tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục leo thang và các học giả Trung Quốc đề nghị chính phủ ở Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Lưu Cầu của Nhật Bản, kể cả đảo Okinawa vốn là nơi có nhiều căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ.
Hai ngày trước khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda có bài phát biểu tại Hạ viện khẳng định quyết tâm sử dụng lực lượng quân sự để “đáp trả mạnh mẽ” những hành vi xâm phạm lãnh hải, báo chí ở Tokyo cho biết sách trắng quốc phòng năm nay đã được trình lên nội các, và văn kiện dự kiến sẽ được công bố trong những ngày tới này đặc biệt chú trọng đến việc sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã gia tăng hết sức nhanh chóng, tạo ra mối đe dọa đối với thế giới.
Nhật Bản đặc biệt chú ý tới sức mạnh quân sự của Trung Quốc hồi năm ngoái, sau khi Bắc Kinh tuyên bố quần đảo Điếu Ngư (Tokyo gọi là quần đảo Senkaku) là lợi ích cốt lõi của họ.
Điều này làm cho Nhật Bản cảm thấy cần phải tiến hành một sự điều chỉnh lớn trong chính sách ngoại giao và quân sự đối với Trung Quốc”.
Romania trưng cầu ý dân về vụ luận tội tổng thống
Cử tri Romania ngày 29/7 đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về luận tội Tổng thống Traian Basescu theo quyết định của Quốc hội nước này.
Phóng viên TTXVN tại LB Nga đưa tin các điểm bỏ phiếu tại Romania mở cửa lúc 7h giờ địa phương (5h GMT) và sẽ kết thúc lúc 23h (21h GMT).
Cuộc trưng cầu ý dân sẽ được xác định là hợp lệ nếu số cử tri tham gia bỏ phiếu đạt quá bán trong tổng số 18 triệu cử tri.
Tuy nhiên, các nhà quan sát tại chỗ cho rằng sẽ rất khó đạt được tỷ lệ này, khi mà số cử tri không tham gia bỏ phiếu tại Romania liên tục phá kỷ lục, do họ thất vọng về chính giới bị chỉ trích là chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng tư.
Trước đó, Đảng Dân chủ Tự do đối lập thân Tổng thống Basescu ngày 24/7 đã quyết định tẩy chay cuộc trưng cầu ý dân này.
Ông Basescu đã bị các nghị sĩ thuộc Liên minh Xã hội-Tự do, lên nắm quyền hồi tháng 5, bỏ phiếu đình chỉ chức vụ từ ngày 6/7 vừa qua. Nếu cuộc trưng cầu ý dân thất bại, Tổng thống Basescu sẽ vẫn tại nhiệm cho đến năm 2014 sau khi đã giữ cương vị này trong 8 năm qua.
Nếu đa số quá bán cử tri tham gia cuộc trưng cầu tán thành việc phế truất Tổng thống, thì trong vòng 3 tháng tới, Romania sẽ phải tổ chức bầu cử tổng thống mới, trùng với thời điểm bầu cử Quốc hội khóa mới của nước này.
Báo Nhật: Căng thẳng Biển Đông đến hồi báo động
Theo mạng tin Yomiuri số ra ngày 27/7, Nhật Bản đã lên tiếng thúc giục Trung Quốc kiềm chế các hành động đơn phương và làm dịu căng thẳng thông qua đối thoại với Việt Nam.
Việc Trung Quốc cố tình sử dụng sức mạnh quân sự áp đảo trước các nước láng giềng như Việt Nam nhằm biến Biển Đông thành “biển của Trung Quốc” có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang. Tình hình thực sự đã lên đến mức báo động.
Mạng tin Yomiuri cho rằng Nhật Bản cần liên kết với Philippines và Việt Nam - hai nước đang bị Trung Quốc đe dọa - và tăng cường các hình thức hợp tác với những nước này bằng cách cung cấp tàu tuần tra cũng như đào tạo nhân lực trong lĩnh vực đảm bảo an ninh trên biển.
Trong khi đó, trên biển Hoa Đông, tình hình xung quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) cũng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Mới đây, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo này trong suốt hai ngày liên tục.
Quân đội Syria tổng phản công tại thủ đô thương mại Aleppo
Quân đội Syria đã mở cuộc tổng tấn công quy mô lớn nhằm vào lực lượng nổi dậy ở Aleppo, thành phố đông dân nhất và giữ vị trí quan trọng thứ hai sau thủ đô Damascus.
Chiến sự ác liệt tại Aleppo, thành phố đông dân nhất Syria |
Cuộc tổng tấn công được tiến hành sau khi chính phủ Syria triển khai nhiều đơn vị quân đội đặc nhiệm tới sườn phía Đông Aleppo, trong khi khu vực phía Nam và Tây Nam tiếp nhận các phi đội trực thăng chiến đấu để sẵn sàng ứng chiến.
Video: Thảm sát đẫm máu ở Syria, hơn 250 người thiệt mạng |
Theo các nguồn tin mới nhất, dưới sự yểm trợ của xe tăng và chiến đấu cơ, quân đội Syria đã tiến vào nhiều khu vực phía Tây Nam, nơi tập trung binh lực của lực lượng chống chính phủ kể từ sau cuộc tấn công hôm 20/7.
Trước khi giao tranh diễn ra, phe đối lập cũng đã đẩy mạnh các phương án phòng thủ như chất các bao cát quanh vị trí chiến đấu, lập các bệnh viện dã chiến tại một số trường học và nhà thờ Hồi giáo.
Tuy nhiên, với lượng vũ khí, đạn dược hạn chế, lực lượng này đã không thể đương đầu với vũ khí hạng nặng của quân chính phủ. Giao tranh đã khiến nhiều dân thường Aleppo phải chạy xuống hầm trú ẩn và khiến ít nhất 12 hai người thiệt mạng.
Giới phân tích nhận định, trận chiến ở Aleppo có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả hai phe ở Syria.
Với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, đây là thủ đô thương mại ở Tây Bắc Syria và là nơi có đông đảo doanh nhân, lực lượng vẫn ủng hộ mạnh mẽ chính phủ.
Trong khi đó, với phe chống đối, Aleppo là "chìa khóa" giúp khống chế miền Bắc và ở đường cho việc "viết lại kịch bản Benghazi” ở Libi trước đây. Bởi chiếm được Aleppo, phe đối lập sẽ thiết lập được vùng đệm an toàn cho việc tổ chức lại hàng ngũ, huấn luyện các tay súng và tiếp nhận vũ khí từ bên ngoài.
Thượng nghị sĩ Mỹ: Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông
Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đã lên tiếng phản đối những hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng những hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại những tuyên bố của chính quốc gia này.
Thượng nghị sĩ Jim Webb |
Thượng nghị sĩ Jim Webb là Chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.
"Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hăng hơn với việc tái diễn hàng loạt hành động có liên quan tới quân đội nước này”, trang web của Thượng nghị sĩ Jim Webb trích lời phát biểu mới đây của ông tại Thượng viện.
Theo Thượng nghị sĩ, luật pháp quốc tế không chấp nhận việc Trung Quốc đưa dân và quân đội ra đồn trú ở khu vực có tranh chấp chủ quyền. Ngoài ra, ông Jim Webb cũng phản đối cách thức Trung Quốc giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hiện nay.
Thượng nghị sĩ Jim Webb cũng kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ "làm rõ vấn đề này với phía Trung Quốc".
Thượng nghị sĩ Jim Webb là người đồng bảo trợ cho một nghị quyết về Biển Đông vừa được trình lên Thượng viện Mỹ hôm 24/7.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland, nói rằng Trung Quốc không nên có những hành động đơn phương ở Biển Đông, trong khi Thượng nghị sĩ John McCain cho rằng những hành động của Trung Quốc là khiêu khích không cần thiết.
Lũ lụt nghiêm trọng tấn công Triều Tiên, 88 người thiệt mạng
Triều Tiên đang phải hứng chịu trận lũ lụt nghiêm trọng làm 88 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người mất nhà cửa, đe dọa đẩy quốc gia Đông Bắc Á này vào nguy cơ khủng hoảng lương thực trầm trọng hơn.
Lực lượng cứu hộ Triều Tiên tại vùng lũ lụt. Ảnh: Thenews |
Hãng thông tấn chính thức KCNA của Triều Tiên đưa tin lũ lụt do mưa lớn kéo dài một tuần qua còn làm 134 người bị thương, hơn 5.000 ngôi nhà bị phá hủy, hơn 12.000 ngôi nhà khác bị chìm trong nước lũ. Khoảng 160 km bờ đê, 4.800 hécta đất trồng trọt đã bị phá hủy trong khi hơn 25.700 hécta bị ngập úng.
“Lụt lội do bão và mưa lớn trong tháng này đã gây ra những tổn thất lo lớn về người và tài sản cho Triều Tiên”, bản tin thiên tai của KCNA đánh giá, sau khi cho biết số người bị mất nhà cửa đã lên tới hơn 62.900 người.
Khoảng 300 công trình công cộng và 60 nhà máy đã bị hư hỏng hoặc sụp đổ, KCNA cho biết thêm.
Triều Tiên đã phải hứng chịu những trận mưa lớn và lũ lụt kể từ khi bắt đầu mùa mưa hôm 25/7 khi một cơn bão đổ bộ vào nước này.
Sách trắng Nhật tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới
Báo chí Nhật Bản mới đây cho biết sách trắng quốc phòng năm nay của nước này tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục leo thang và các học giả Trung Quốc đề nghị chính phủ ở Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Lưu Cầu của Nhật Bản, kể cả đảo Okinawa vốn là nơi có nhiều căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ.
Một đội tàu chiến Trung Quốc |
Hai ngày trước khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda có bài phát biểu tại Hạ viện khẳng định quyết tâm sử dụng lực lượng quân sự để “đáp trả mạnh mẽ” những hành vi xâm phạm lãnh hải, báo chí ở Tokyo cho biết sách trắng quốc phòng năm nay đã được trình lên nội các, và văn kiện dự kiến sẽ được công bố trong những ngày tới này đặc biệt chú trọng đến việc sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã gia tăng hết sức nhanh chóng, tạo ra mối đe dọa đối với thế giới.
Nhật Bản đặc biệt chú ý tới sức mạnh quân sự của Trung Quốc hồi năm ngoái, sau khi Bắc Kinh tuyên bố quần đảo Điếu Ngư (Tokyo gọi là quần đảo Senkaku) là lợi ích cốt lõi của họ.
Điều này làm cho Nhật Bản cảm thấy cần phải tiến hành một sự điều chỉnh lớn trong chính sách ngoại giao và quân sự đối với Trung Quốc”.
Romania trưng cầu ý dân về vụ luận tội tổng thống
Cử tri Romania ngày 29/7 đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về luận tội Tổng thống Traian Basescu theo quyết định của Quốc hội nước này.
Phóng viên TTXVN tại LB Nga đưa tin các điểm bỏ phiếu tại Romania mở cửa lúc 7h giờ địa phương (5h GMT) và sẽ kết thúc lúc 23h (21h GMT).
Tổng thống Rumani, ông Traian Basescu |
Cuộc trưng cầu ý dân sẽ được xác định là hợp lệ nếu số cử tri tham gia bỏ phiếu đạt quá bán trong tổng số 18 triệu cử tri.
Tuy nhiên, các nhà quan sát tại chỗ cho rằng sẽ rất khó đạt được tỷ lệ này, khi mà số cử tri không tham gia bỏ phiếu tại Romania liên tục phá kỷ lục, do họ thất vọng về chính giới bị chỉ trích là chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng tư.
Trước đó, Đảng Dân chủ Tự do đối lập thân Tổng thống Basescu ngày 24/7 đã quyết định tẩy chay cuộc trưng cầu ý dân này.
Ông Basescu đã bị các nghị sĩ thuộc Liên minh Xã hội-Tự do, lên nắm quyền hồi tháng 5, bỏ phiếu đình chỉ chức vụ từ ngày 6/7 vừa qua. Nếu cuộc trưng cầu ý dân thất bại, Tổng thống Basescu sẽ vẫn tại nhiệm cho đến năm 2014 sau khi đã giữ cương vị này trong 8 năm qua.
Nếu đa số quá bán cử tri tham gia cuộc trưng cầu tán thành việc phế truất Tổng thống, thì trong vòng 3 tháng tới, Romania sẽ phải tổ chức bầu cử tổng thống mới, trùng với thời điểm bầu cử Quốc hội khóa mới của nước này.
Văn Việt
Bình luận