(VTC News) – Hàng chục nghìn bài viết có tên Chang Song-thaek bị xóa, Trung Quốc bắt giữ 6 người sau vụ bạo động tại Tân Cương là những tin đáng chú ý ngày 17/12.
Theo Chad O'Carroll, nhà sáng lập NK News, vụ thanh trừng về thông tin này xảy ra trong khoảng cuối tuần trước. "Trong quá khứ, việc tương tự từng xảy ra, nhưng con số chỉ khoảng 20 đến 30 bài", ông cho biết. Chuyên trang KCNA bằng tiếng Nhật vẫn giữ toàn bộ dữ liệu. Nhưng theo O'Carroll, trang này thực chất không phải được điều hành bởi Triều Tiên và không có những bài viết giống KCNA của Bình Nhưỡng.
Trước đó, những bài báo có nhắc đến tên Chang Song-thaek từng bị báo chí Triều Tiên biên tập lại, và các cảnh quay có xuất hiện ông hay trợ lý của ông cũng bị cắt bỏ.
Đây là động thái thể hiện quyết tâm của chính quyền Triều Tiên trong việc loại bỏ hoàn toàn nhân vật Chang Song-thaek, cho dù ông đã bị xử tử vào tuần trước. Chang Song-thaek từng là người nắm giữ quyền lực lớn thứ hai tại Triều Tiên, chỉ sau Kim Jong-un. Việc thanh trừng Chang Song-thaek đã tạo nên biến động lớn chưa từng thấy trong bộ máy chính trị ở Triều Tiên kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền.
Ban Ki-moon: 'Vụ xử tử ở Triều Tiên đầy kịch tính'
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm qua cho rằng việc Triều Tiên tử hình Chang Song-thaek là "rất kịch tính và đáng kinh ngạc". Tuy nhiên, ông Ban vẫn kêu gọi các quốc gia láng giềng ứng phó với diễn biến mới này một cách bình tĩnh. "Vào thời điểm này, tôi đề nghị các bên liên quan đến bán đảo Triều Tiên cân nhắc một cách thận trọng và kỹ lưỡng diễn tiến của tình hình, không nên có bất kỳ hành động nào vội vàng", ông nói. "Tôi hy vọng rằng chuyện này sẽ không làm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên thêm gia tăng".
Đây là phản ứng đầu tiên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kể từ sau khi Chang Song-thaek bị kết tội phản đảng, âm mưu lật đổ chính quyền và bị tử hình hôm 12/12.
Phát biểu của ông Ban cũng được đưa ra khi các quan sát viên LHQ phỏng đoán vụ thanh trừng và xử tử ông Chang có thể khiến Bình Nhưỡng đối mặt với nhiều biện pháp trừng phạt hơn. Các thành viên của Hội đồng Bảo an có xu hướng cân nhắc những vấn đề chính trị nội bộ khi mở rộng cấm vận với một quốc gia.
Quan chức Triều Tiên thề trung thành với Kim Jong-Un
Ngày 17-12, các quan chức chính trị và quân đội CHDCND Triều Tiên đã bày tỏ lòng trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong lễ kỷ niệm ngày mất cố lãnh đạo Kim Jong-Il.
Theo hãng tin Reuters, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un là nhân vật trung tâm trong buổi lễ ở Bình Nhưỡng, có sự tham dự của hàng chục nghìn binh sĩ và quan chức chính phủ.
Truyền hình CHDCND Triều Tiên chiếu cảnh các binh sĩ, sĩ quan, quan chức chính phủ đứng lên hoan hô vang dội khi ông Kim Jong-un bước lên lễ đài. Các quan chức Bình Nhưỡng đọc các bài phát biểu khẳng định sự trung thành với ông Kim Jong-un.
“Chúng ta phải là những chiến binh bảo vệ trung ương đảng bằng sinh mạng của chính mình. Chúng ta không biết đến ai ngoài đồng chí Kim Jong-un vĩ đại” - ông Kim Yong-Nam, chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội nghị nhân dân tối cao CHDCND Triều Tiên, tuyên bố - “Với việc tôn kính đồng chí Kim Jong-Un,đất nước chúng ta sẽ phát triển thịnh vượng”.
Ông Choe Ryong-Hae, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội CHDCND Triều Tiên, khẳng định lực lượng cách mạng “chỉ biết đến đồng chí Kim Jong-un”. Ông cho biết quân đội sẽ tiếp tục ủng hộ nhà lãnh đạo tối cao trước bất kỳ khó khăn nào.
Đại học Harvard bị dọa bom
Bốn tòa nhà trong khuôn viên Đại học Harvard, Mỹ hôm qua bị phong tỏa sau khi cảnh sát nhận được lời đe dọa đánh bom, khiến bài thi cuối năm của một số sinh viên bị gián đoạn. Theo New York Daily News, lời đe dọa được gửi tới giới chức bằng một bức thư thư điện tử.
Bức thư nặc danh cho hay chất nổ được đặt trong 4 tòa nhà thuộc khuôn viên trường, trong đó có một trung tâm khoa học và ba tòa nhà gồm lớp học và ký túc xá. Tất cả những căn nhà này ngay lập tức bị phong tỏa. Lời đe dọa sau đó được xác định là giả và các khu nhà được mở cửa lại vài giờ sau đó. Giới chức đang điều tra để xác định ai thực hiện âm mưu này.
Tháng trước, Đại học Yale ở bang Connecticut bị phong tỏa gần 6 giờ đồng hồ, khi giới chức điều tra một cuộc điện thoại nặc danh, trong đó cho rằng một người đàn ông đang trên đường tới trường để xả súng. Lời cảnh báo sau đó được cho là giả.
Nga triển khai tên lửa chiến thuật sát biên giới châu Âu
Theo tờ Bild của Đức, Nga đã điều động khoảng 10 hệ thống Iskander đến Kaliningrad, lãnh thổ cực tây của nước này và nằm giữa Ba Lan, Litva.
"Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander đúng là được ủy thác cho lực lượng pháo binh và tên lửa thuộc Khu vực quân sự phía Tây", người phát ngôn bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết.
Động thái trên của Moscow khiến Washington và các nước châu Âu có chung đường biên giới với Nga như Ba Lan phải lo ngại. "Chúng tôi đã yêu cầu Nga không nên có hành động làm mất ổn định", AFP dẫn lời bà Marie Harf, phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ. Bà Harf cũng cho biết, nước này đã thông báo với Nga mối lo ngại của các quốc gia châu Âu láng giềng.
Bộ Ngoại giao Ba Lan gọi đây là hành động đáng lo ngại và kêu gọi NATO cũng như EU cần có ý kiến tham vấn và hành động phù hợp. Các quốc gia khu vực Baltic nhận định việc Nga điều động tên lửa hạt nhân là tín hiệu báo động.
Hành động này của Moscow được cho là nhằm phản ứng lại việc Mỹ và NATO trước đó triển khai hệ thống lá chắn phòng không nhằm vào Nga.
Trung Quốc bắt giữ 6 người sau vụ bạo động tại Tân Cương
Theo Tân Hoa xã, nhà chức trách Trung Quốc cho biết đã bắt giữ 6 nghi can có liên quan đến vụ bạo động tại Tân Cương hôm 15/12 khiến 16 người thiệt mạng. Nhà chức trách miêu tả vụ bạo động là một “vụ tấn công khủng bố có tổ chức, được trù tính trước”.
“Băng nhóm này nhiều lần tụ tập để xem các băng ghi hình về bạo lực và khủng bố, phát triển ý thức hệ tôn giáo cực đoan, sản xuất súng và các công cụ gây nổ, nhiều lần thử nghiệm các vụ nổ và lên kế hoạch tiến hành các hoạt động khủng bố” – chính quyền Tân Cương cho biết.
Theo Tân Hoa Xã, hôm 15/12, cảnh sát đang đi truy bắt “nghi can tội phạm” ở một ngôi làng thuộc huyện Shufu gần thành phố Kashgar thì bị một nhóm người tấn công. Đám đông này dùng dao và thiết bị gây nổ. Trong vụ đụng độ, cảnh sát Trung Quốc đã nổ súng bắn chết 14 người. Hai cảnh sát đã thiệt mạng.
Chính quyền Tân Cương cho rằng “nhóm khủng bố” trên gồm 20 thành viên được một người tên Hesen Ismail thành lập vào tháng 8-2013.
Nhà Trắng kiên quyết xét xử Snowden
Ngày 16/12, Nhà Trắng bác bỏ lời đề nghị ân xá cho Edward Snowden và lặp lại yêu cầu cựu nhân viên tình báo này trở về Mỹ để đối mặt với phiên tòa xét xử.
Theo CNN, quan chức cấp cao Rick Leggett của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) phụ trách đánh giá mức độ thiệt hại do những rò rỉ từ Snowden đã đề nghị ân xá cho cựu nhân viên NSA này nhằm nỗ lực ngăn chặn rò rỉ thêm thông tin tình báo.
Tuy nhiên, như AFP đưa tin, Nhà Trắng đã không chấp thuận đề nghị này. “Quan điểm của chúng tôi không thay đổi về vấn đề đó. Ông Snowden bị cáo buộc rò rỉ các thông tin tình báo và ông ta phải đối mặt với các tội ác tại nước Mỹ”, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney tuyên bố.
Ông Carney cho biết Washington vẫn đang thúc đẩy Nga giao trả Snowden: “Snowden nên được đưa về nước Mỹ”.
Chính phủ Mỹ đã buộc Snowden tội hoạt động gián điệp làm rò rỉ những thông tin mật gây ảnh hưởng đến Mỹ và quan hệ với các đồng minh trên thế giới. Theo tiết lộ của Snowden, hiện anh đang nắm giữ khoảng 1,7 triệu tài liệu mật của chính phủ Mỹ và đang tị nạn chính trị tại Nga.
Iraq: Đánh bom đẫm máu, hơn 200 người thương vong
Ngày 16/12, một loạt vụ tấn công đã xảy ra tại Iraq làm ít nhất 67 người thiệt mạng và 138 người bị thương, trong đó có một vụ tấn công lớn nhằm vào đoàn người hành hương ở thủ đô Baghdad.
Các quan chức an ninh cho biết hai ôtô cài bom và một quả bom ven đường đã phát nổ ở khu vực Rashid, phía Nam Baghdad nhằm vào một đoàn người hành hương Hồi giáo dòng Shiite đang trên đường đến Thánh địa Karbala, khiến ít nhất 25 người thiệt mạng và 52 người bị thương. Hiện chưa có tổ chức nào nhận gây ra vụ tấn công chết người trên.
Cuộc tấn công diễn ra trong bối cảnh hàng trăm nghìn người hành hương đến thánh địa Karbala, cách Baghdad 110km, trong khoảng thời gian 40 ngày sau nghi lễ thường niên tưởng niệm ông Imam Hussein, cháu trai Nhà tiên tri Mohammed.
Trong khi đó, ở các khu vực khác trong ngày 16/12 cũng xảy ra các vụ tấn công làm 42 người thiệt mạng và 86 người bị thương, càng làm gia tăng sự lo ngại rằng các nhóm khủng bố và các tay súng sẽ đẩy đất nước vào tình trạng bạo lực giáo phái không thể kiểm soát.
Theo Phái đoàn trợ giúp Liên hợp quốc ở Iraq, bạo lực trong 11 tháng qua ở Iraq đã cướp đi sinh mạng của 8.109 người.
Hàng chục nghìn bài viết có tên Chang Song-thaek bị xóa
Hai trang tin lớn nhất của Triều Tiên là hãng thông tấn KCNA và báo Rodong Sinmun đã xóa gần như toàn bộ các bài viết có tên Chang Song-thaek. Theo ước tính, số bài viết bị hủy lên đến hàng chục nghìn. Các bản dịch sang tiếng Anh, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Nhật Bản cũng bị gỡ bỏ. Riêng trên trang Rodong Sinmun, khoảng 20.000 bài bị gỡ.
Guardian dẫn lời Frank Feinstein, một nhà lập trình gốc New Zealand đồng thời là chuyên gia theo dõi thông tin Triều Tiên của trang NK News cho biết: "Có khoảng 35.000 bài báo từ tháng 9, thậm chí từ trước đó, có tên ông Chang trên trang chủ của KCNA. Cho dù họ có để lại một vài bài, thì cũng đến 98-99% đã bị xóa".
Hàng chục nghìn bài viết có tên Chang Song-thaek bị xóa |
Trước đó, những bài báo có nhắc đến tên Chang Song-thaek từng bị báo chí Triều Tiên biên tập lại, và các cảnh quay có xuất hiện ông hay trợ lý của ông cũng bị cắt bỏ.
Đây là động thái thể hiện quyết tâm của chính quyền Triều Tiên trong việc loại bỏ hoàn toàn nhân vật Chang Song-thaek, cho dù ông đã bị xử tử vào tuần trước. Chang Song-thaek từng là người nắm giữ quyền lực lớn thứ hai tại Triều Tiên, chỉ sau Kim Jong-un. Việc thanh trừng Chang Song-thaek đã tạo nên biến động lớn chưa từng thấy trong bộ máy chính trị ở Triều Tiên kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền.
Ban Ki-moon: 'Vụ xử tử ở Triều Tiên đầy kịch tính'
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm qua cho rằng việc Triều Tiên tử hình Chang Song-thaek là "rất kịch tính và đáng kinh ngạc". Tuy nhiên, ông Ban vẫn kêu gọi các quốc gia láng giềng ứng phó với diễn biến mới này một cách bình tĩnh. "Vào thời điểm này, tôi đề nghị các bên liên quan đến bán đảo Triều Tiên cân nhắc một cách thận trọng và kỹ lưỡng diễn tiến của tình hình, không nên có bất kỳ hành động nào vội vàng", ông nói. "Tôi hy vọng rằng chuyện này sẽ không làm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên thêm gia tăng".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon |
Phát biểu của ông Ban cũng được đưa ra khi các quan sát viên LHQ phỏng đoán vụ thanh trừng và xử tử ông Chang có thể khiến Bình Nhưỡng đối mặt với nhiều biện pháp trừng phạt hơn. Các thành viên của Hội đồng Bảo an có xu hướng cân nhắc những vấn đề chính trị nội bộ khi mở rộng cấm vận với một quốc gia.
Quan chức Triều Tiên thề trung thành với Kim Jong-Un
Ngày 17-12, các quan chức chính trị và quân đội CHDCND Triều Tiên đã bày tỏ lòng trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong lễ kỷ niệm ngày mất cố lãnh đạo Kim Jong-Il.
Theo hãng tin Reuters, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un là nhân vật trung tâm trong buổi lễ ở Bình Nhưỡng, có sự tham dự của hàng chục nghìn binh sĩ và quan chức chính phủ.
Truyền hình CHDCND Triều Tiên chiếu cảnh các binh sĩ, sĩ quan, quan chức chính phủ đứng lên hoan hô vang dội khi ông Kim Jong-un bước lên lễ đài. Các quan chức Bình Nhưỡng đọc các bài phát biểu khẳng định sự trung thành với ông Kim Jong-un.
Quan chức Triều Tiên thề trung thành với Kim Jong-Un |
Ông Choe Ryong-Hae, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội CHDCND Triều Tiên, khẳng định lực lượng cách mạng “chỉ biết đến đồng chí Kim Jong-un”. Ông cho biết quân đội sẽ tiếp tục ủng hộ nhà lãnh đạo tối cao trước bất kỳ khó khăn nào.
Đại học Harvard bị dọa bom
Bốn tòa nhà trong khuôn viên Đại học Harvard, Mỹ hôm qua bị phong tỏa sau khi cảnh sát nhận được lời đe dọa đánh bom, khiến bài thi cuối năm của một số sinh viên bị gián đoạn. Theo New York Daily News, lời đe dọa được gửi tới giới chức bằng một bức thư thư điện tử.
Bốn tòa nhà trong khuôn viên Đại học Harvard đã bị phong tỏa |
Tháng trước, Đại học Yale ở bang Connecticut bị phong tỏa gần 6 giờ đồng hồ, khi giới chức điều tra một cuộc điện thoại nặc danh, trong đó cho rằng một người đàn ông đang trên đường tới trường để xả súng. Lời cảnh báo sau đó được cho là giả.
Nga triển khai tên lửa chiến thuật sát biên giới châu Âu
Theo tờ Bild của Đức, Nga đã điều động khoảng 10 hệ thống Iskander đến Kaliningrad, lãnh thổ cực tây của nước này và nằm giữa Ba Lan, Litva.
"Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander đúng là được ủy thác cho lực lượng pháo binh và tên lửa thuộc Khu vực quân sự phía Tây", người phát ngôn bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết.
Nga triển khai tên lửa chiến thuật sát biên giới châu Âu |
Bộ Ngoại giao Ba Lan gọi đây là hành động đáng lo ngại và kêu gọi NATO cũng như EU cần có ý kiến tham vấn và hành động phù hợp. Các quốc gia khu vực Baltic nhận định việc Nga điều động tên lửa hạt nhân là tín hiệu báo động.
Hành động này của Moscow được cho là nhằm phản ứng lại việc Mỹ và NATO trước đó triển khai hệ thống lá chắn phòng không nhằm vào Nga.
Trung Quốc bắt giữ 6 người sau vụ bạo động tại Tân Cương
Theo Tân Hoa xã, nhà chức trách Trung Quốc cho biết đã bắt giữ 6 nghi can có liên quan đến vụ bạo động tại Tân Cương hôm 15/12 khiến 16 người thiệt mạng. Nhà chức trách miêu tả vụ bạo động là một “vụ tấn công khủng bố có tổ chức, được trù tính trước”.
“Băng nhóm này nhiều lần tụ tập để xem các băng ghi hình về bạo lực và khủng bố, phát triển ý thức hệ tôn giáo cực đoan, sản xuất súng và các công cụ gây nổ, nhiều lần thử nghiệm các vụ nổ và lên kế hoạch tiến hành các hoạt động khủng bố” – chính quyền Tân Cương cho biết.
Cảnh sát tuần tra trên đường phố Urumqi, thủ phủ Tân Cương |
Chính quyền Tân Cương cho rằng “nhóm khủng bố” trên gồm 20 thành viên được một người tên Hesen Ismail thành lập vào tháng 8-2013.
Nhà Trắng kiên quyết xét xử Snowden
Ngày 16/12, Nhà Trắng bác bỏ lời đề nghị ân xá cho Edward Snowden và lặp lại yêu cầu cựu nhân viên tình báo này trở về Mỹ để đối mặt với phiên tòa xét xử.
Theo CNN, quan chức cấp cao Rick Leggett của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) phụ trách đánh giá mức độ thiệt hại do những rò rỉ từ Snowden đã đề nghị ân xá cho cựu nhân viên NSA này nhằm nỗ lực ngăn chặn rò rỉ thêm thông tin tình báo.
Nhà Trắng quyết xử Edward Snowden |
Ông Carney cho biết Washington vẫn đang thúc đẩy Nga giao trả Snowden: “Snowden nên được đưa về nước Mỹ”.
Chính phủ Mỹ đã buộc Snowden tội hoạt động gián điệp làm rò rỉ những thông tin mật gây ảnh hưởng đến Mỹ và quan hệ với các đồng minh trên thế giới. Theo tiết lộ của Snowden, hiện anh đang nắm giữ khoảng 1,7 triệu tài liệu mật của chính phủ Mỹ và đang tị nạn chính trị tại Nga.
Iraq: Đánh bom đẫm máu, hơn 200 người thương vong
Ngày 16/12, một loạt vụ tấn công đã xảy ra tại Iraq làm ít nhất 67 người thiệt mạng và 138 người bị thương, trong đó có một vụ tấn công lớn nhằm vào đoàn người hành hương ở thủ đô Baghdad.
Các quan chức an ninh cho biết hai ôtô cài bom và một quả bom ven đường đã phát nổ ở khu vực Rashid, phía Nam Baghdad nhằm vào một đoàn người hành hương Hồi giáo dòng Shiite đang trên đường đến Thánh địa Karbala, khiến ít nhất 25 người thiệt mạng và 52 người bị thương. Hiện chưa có tổ chức nào nhận gây ra vụ tấn công chết người trên.
Nhân viên an ninh Iraq tuần tra tại Baghdad |
Trong khi đó, ở các khu vực khác trong ngày 16/12 cũng xảy ra các vụ tấn công làm 42 người thiệt mạng và 86 người bị thương, càng làm gia tăng sự lo ngại rằng các nhóm khủng bố và các tay súng sẽ đẩy đất nước vào tình trạng bạo lực giáo phái không thể kiểm soát.
Theo Phái đoàn trợ giúp Liên hợp quốc ở Iraq, bạo lực trong 11 tháng qua ở Iraq đã cướp đi sinh mạng của 8.109 người.
Tùy Phong(tổng hợp)
Bình luận