Bi kịch của "Gã đào vàng, đá đỏ"
Ngày mới thi đấu chuyên nghiệp ở V.NB, Xuân Luân được nhiều đồng đội nơi đây trêu đùa là “gã đào vàng, đá đỏ”. Sở dĩ hậu vệ này được gọi như vậy là bởi nhà riêng anh ở ngay sát những mỏ vàng, đá đỏ ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An).
Xuân Luân vẫn thường nói, tuổi thơ của anh chứng kiến biết bao chàng trai cùng quê rơi vào cảnh nghiện ngập, dẫn đến khuynh gia bại sản vì giấc mơ đổi đời từ việc đào đá đỏ. Luân hiểu, sẽ là một “canh bạc” nếu gắn bó với nghề đào đá đỏ, vàng nên anh quyết định xuống lò đào tạo VST ở thị xã Cửa Lò (Nghệ An) học bóng đá.
Có được nền tảng tốt, Xuân Luân được V.NB chiêu mộ. Và những năm tháng chơi bóng cho đội bóng cố đô Hoa Lư giúp anh bay cao khi được HP.HN (tiền thân của CLB Hà Nội) chiêu mộ với số tiền lót tay 1,2 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, Xuân Luân đã phải đứng trước ngã rẽ cuộc đời khi đội bóng này không đăng ký tham dự V-League 2013. Tự thân tìm kiếm đội bóng mới, nhưng bối cảnh các CLB khó khăn về tài chính khiến anh bế tắc thực sự.
Hồi đầu tháng 12/2012, V.NB và Xuân Luân đã có những cuộc thương thảo. Dù vậy, do đội bóng này quá hạn hẹp về nguồn kinh phí nên hợp đồng không thành. V.NB ngãng ra, QNK.QN nhảy vào đàm phán và bản thân Xuân Luân cũng khấp khởi, hy vọng tìm được CLB mới.
Nhưng mọi chuyện không diễn ra như mong muốn khi Xuân Luân và đội bóng xứ Quảng không thỏa thuận được số tiền lót tay. Không còn hy vọng để chơi bóng tiếp, Xuân Luân đã rơi vào bi kịch khi đứng trước viễn cảnh phải giải nghệ ở tuổi 26.
Xuân Luân vẫn thường nói, tuổi thơ của anh chứng kiến biết bao chàng trai cùng quê rơi vào cảnh nghiện ngập, dẫn đến khuynh gia bại sản vì giấc mơ đổi đời từ việc đào đá đỏ. Luân hiểu, sẽ là một “canh bạc” nếu gắn bó với nghề đào đá đỏ, vàng nên anh quyết định xuống lò đào tạo VST ở thị xã Cửa Lò (Nghệ An) học bóng đá.
Hồi đầu tháng 12/2012, V.NB và Xuân Luân đã có những cuộc thương thảo. Dù vậy, do đội bóng này quá hạn hẹp về nguồn kinh phí nên hợp đồng không thành. V.NB ngãng ra, QNK.QN nhảy vào đàm phán và bản thân Xuân Luân cũng khấp khởi, hy vọng tìm được CLB mới.
Nhưng mọi chuyện không diễn ra như mong muốn khi Xuân Luân và đội bóng xứ Quảng không thỏa thuận được số tiền lót tay. Không còn hy vọng để chơi bóng tiếp, Xuân Luân đã rơi vào bi kịch khi đứng trước viễn cảnh phải giải nghệ ở tuổi 26.
Nguyễn Xuân Luân ngoài đời thường |
Thắp sáng giấc mơ giảng đường
Không tìm được CLB mới, Xuân Luân đã nghĩ đến cách để sau này có nghề nghiệp ổn định, đảm bảo cuộc sống. Mới đây, sau khi được bạn bè tư vấn, Xuân Luân đã chuẩn bị hồ sơ để đi dự thi hệ tại chức ĐH ngân hàng.
Hỏi Xuân Luân rằng, giới cầu thủ lâu nay chỉ quen với trái bóng, đôi giày, tại sao lại chọn nghề ngân hàng, chứ không phải nghề kinh doanh giống như lựa chọn của nhiều cầu thủ khác sau khi giải nghệ, thì hậu vệ này bộc bạch: “Từ bé, tôi đã mơ sau này được làm cán bộ tín dụng. Nghề này tương đối khó bởi phải có chuyên môn tốt, mối quan hệ rộng. Nhưng tôi sẽ quyết tâm để thực hiện bằng được”.
Luân còn bảo rằng, từ nay đến thời điểm tuyển sinh (tháng 3/2013), anh sẽ bắt tay vào việc ôn luyện. “15 tuổi, tôi đã đi theo trái bóng và việc vừa tập bóng vừa học văn hóa ở trường đã đem lại cho tôi nhiều kiến thức. Bây giờ ‘đụng’ đến sách vở cũng ngại thật, nhưng nếu muốn thi đỗ thì phải học hành nghiêm túc thôi”, Luân cho biết. Nung nấu giấc mơ được ngồi ghế giảng đường đại học để sau này làm việc trong ngành ngân hàng, Xuân Luân trở thành “của hiếm” trong làng bóng đá nội.
Luân tâm niệm: “Đi làm muốn được mọi người tôn trọng thì phải học hành tử tế, rèn chuyên môn để có thể ‘trụ’ vững”.
Hỏi Xuân Luân rằng, giới cầu thủ lâu nay chỉ quen với trái bóng, đôi giày, tại sao lại chọn nghề ngân hàng, chứ không phải nghề kinh doanh giống như lựa chọn của nhiều cầu thủ khác sau khi giải nghệ, thì hậu vệ này bộc bạch: “Từ bé, tôi đã mơ sau này được làm cán bộ tín dụng. Nghề này tương đối khó bởi phải có chuyên môn tốt, mối quan hệ rộng. Nhưng tôi sẽ quyết tâm để thực hiện bằng được”.
Luân còn bảo rằng, từ nay đến thời điểm tuyển sinh (tháng 3/2013), anh sẽ bắt tay vào việc ôn luyện. “15 tuổi, tôi đã đi theo trái bóng và việc vừa tập bóng vừa học văn hóa ở trường đã đem lại cho tôi nhiều kiến thức. Bây giờ ‘đụng’ đến sách vở cũng ngại thật, nhưng nếu muốn thi đỗ thì phải học hành nghiêm túc thôi”, Luân cho biết. Nung nấu giấc mơ được ngồi ghế giảng đường đại học để sau này làm việc trong ngành ngân hàng, Xuân Luân trở thành “của hiếm” trong làng bóng đá nội.
Luân tâm niệm: “Đi làm muốn được mọi người tôn trọng thì phải học hành tử tế, rèn chuyên môn để có thể ‘trụ’ vững”.
Trong làng bóng đá nội còn có một tấm gương hiếu học khác - Cựu tiền vệ Văn Nghĩa của N.SG đã phấn đấu có tấm bằng cử nhân ngành xây dựng của ĐH Giao thông vận tải (TP.HCM).
Theo Ngọc Anh/Bongdaplus
Bình luận