Theo Bloomberg, Muji U.S.A Ltd., công ty thuộc sở hữu của tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Ryohin Keikaku, đã nộp hồ sơ phá sản theo Chương 11 tại bang Delaware. Theo hồ sơ, công ty có tổng tài sản và nợ trong khoảng 50-100 triệu USD.
Ông Ryohin Keikaku, Chủ tịch tập đoàn, cho hay Muji sẽ đóng các cửa hàng không sinh lời đồng thời đàm phán lại giá thuê với chủ đất. 18 cửa hàng của Muji tại Mỹ đã phải đóng cửa từ giữa tháng 3 do đại dịch bùng phát khiến Chính phủ Mỹ ra lệnh đóng cửa hàng loạt cửa hàng.
Muji cho biết các cửa hàng tại Mỹ hoạt động không có lời nhưng phải chịu chi phí hoạt động cao, làm tăng chi phí. Công ty nợ khoản 65 triệu USD với hơn 200 chủ nợ.
Doanh thu của các cửa hàng Muji ở Nhật Bản sụt giảm một nửa khi nước này ban bố tình trạng khẩn cấp suốt tháng 4 và tháng 5. Trong năm tài khóa gần nhất, doanh thu từ các cửa hàng ở Mỹ chỉ chiếm khoảng 2,5% doanh thu. Mảng ở Mỹ vẫn thua lỗ suốt 3 năm tài khóa gần nhất, trong đó năm ngoái lỗ khoảng 10 triệu USD.
Thị trường chính của Muji tại Nhật Bản cũng đang chịu lỗ vì cửa hàng đồng loạt đóng cửa và doanh thu giảm mạnh. Trong quý II, Muji báo lỗ khoảng 2,9 triệu yen (27,2 triệu USD)
Theo CBRE Việt Nam, Muji sẽ có mặt tại TP.HCM trong quý 3 năm nay. Muji được viết tắt từ Mujirushi Ryohin, hay còn được dịch là “đồ chất lượng không thương hiệu” trên trang mạng của châu Âu.
Mujirushi (không-nhãn-hiệu) Ryohin (chất lượng tốt) bắt đầu từ một thương hiệu bán lẻ trong các chuỗi siêu thị tên The Seiyu vào những năm thập niên 80. Các sản phẩm của Mujirushi Ryohin đã được phát triển trên chính sách đồ chất lượng giá rẻ và được quảng bá với phương châm “giá thấp một cách hợp lý”.
Sản phẩm được bao bọc bằng giấy bóng kính, nhãn nâu cùng chữ in đỏ. Mục tiêu của Muji là cắt giảm giá bán lẻ tới hết mức có thể.
Bình luận