Cứ tưởng Tấm, Cám chỉ là những nhân vật trong truyền thuyết, nhưng ngay từ những năm 1960, nhà nghiên cứu Phong Châu đã tìm lại các địa danh, gặp lại nhiều nhân vật, và có bài viết cho rằng Tấm, Cám là những nhân vật có thật trong lịch sử.
Đền Tấm Cám bên chùa Dạm
Làng Thuận Quang ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh chính là quê hương Tấm Cám. Ngay cạnh đường số 5, cách ga Phú Thụy chừng 300m còn một ngôi chùa gọi là chùa Bà, thờ “Bà Tấm, Bà Cám”.
Làng Thuận Quang mang tên cũ là Cổ Lỗi, thuộc huyện Gia Lâm. Vì Tấm là một người thuộc loại khác thường, làng Cổ Lỗi được nhà vua đổi thành Siêu Loại.
Hỏi đến chuyện Tấm Cám, nhân dân địa phương không ai là không biết và chỉ cho xem nào là con sông Thiên Đức mà hai chị em đi tát vét, nào là giếng Bống nơi Tấm nuôi bống, nào là ngàn dâu nơi Tấm hái dâu và gặp vua…
Hàng năm, ngày 20 tháng Hai âm lịch có rước hội linh đình. Dân làng kiêng hai chữ Tấm Cám, nên gọi Tấm là đớn, gọi Cám là bổi.
Chùa Bà còn có tên Linh Nhân tự, đổ nát được sửa chữa nhiều lần nên những di tích cũ không còn, ngoài hai con sấu rất to, nét điêu khắc rất sinh động. Duy đền Bà ở bên cạnh giữ được kiểu kiến trúc cổ, giống những đền chùa đời Lý, có rất nhiều cửa, nhiều gian.
Ở làng Nam Sơn, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh về sườn phía nam núi Dạm có một cái đền, nhân dân cũng gọi là đền “Bà Tấm, Bà Cám”. Đền Tấm Cám ở cạnh một ngôi chùa gọi nôm là chùa Dạm.
Đền chùa hiện nay (những năm 1960) bị phá không còn gì. Nhưng nhìn nền, những viên đá chống cột, cũng đủ thấy quy mô to lớn của chùa và đền.
Ngày xưa trên chùa, dưới chợ rất sầm uất. Trước cửa đền, ở chân núi, ngòi Con Tên thẳng tắp là đường giao thông của vua chúa hàng năm về dự “Lãm sơn yến thạch” (Lãm Sơn là tên núi Dạm).
Gọi là ngòi Con Tên vì nó bắn đứt cổ rùa, chặt ngang núi rùa. Đầu rùa trôi xuống dưới thành làng Phương Lưu (phương: thơm, lưu: trôi). Ở chỗ góc núi bị xẻ có hai hốc, một bên chảy ra nước trong, một bên chảy ra nước đỏ, tục gọi hai cuống họng:
Cuống họng chay (nước trong là mủ), cuống họng mặn (nước đỏ là máu). Ở chỗ nền đền có một cái cột cờ bằng đá, có người gọi là cột cờ Cao Biền. Cột cờ cao đến 4,5m chạm rồng, mây rất đẹp.
Những di tích trên chưa rõ hẳn niên đại, đủ nói lên đây là một địa thế đẹp, được các triều vua chú ý đến.
Thôn Môn Tự (cửa chùa) thuộc xã Nam Sơn có một trăm mẫu ruộng gọi là tỉnh điền làm công điền để dân sở tại chuyên trông nom đền chùa. Hàng năm cứ đến ngày mùng 8/9 âm lịch có rước hội rất vui. Mười tám xã thuộc huyện Võ Giàng đều rước đến đền “Bà Tấm, Bà Cám”. Ở đây nhân dân cũng kiêng tên húy gọi Tấm là gạo đớn, gọi Cám là bổi.
Xưa chùa Dạm nổi tiếng là một ngôi chùa rất to, có rất nhiều cửa, đóng hết cửa phải mất từ chiều đến tối sẩm nên nhân dân có câu ca dao: “Mười sáu trăng treo, mười bảy sảy giường chiếu, mười tám đóng cửa chùa Dạm. Hàng năm vua nhà Lý đến đây tổ chức tiệc gọi là “Lãm sơn yến thạch”.
Tấm thường về dự tiệc và sau Tấm tu ở chùa; khi chết, nhân dân lập đền thờ sau chùa. Ngày nay (những năm 1960 – NV) người ta thường nhắc đến đền Tấm Cám hơn là nói đến chùa Dạm.
Di tích về Tấm Cám ở Bắc Ninh thật rõ ràng. Nhân dân hai huyện Thuận Thành và Võ Giàng ai cũng gọi hai nơi này là chùa Bà đền Tấm Cám và hàng năm rước hội linh đình.
Chuyện Tấm Cám ở làng Thuận Quang
Tấm Cám là ai mà nhân dân lại thờ cúng? Nhân dân thờ Tấm hay thờ Cám?
Tôi đến tận các nơi trên, tìm các cụ già trong làng. Cụ Bá Phương và Bá Khôi, tiên chỉ làng Môn Tự chỉ còn giữ được bài văn cúng Tấm Cám.
Bản văn hàng năm đọc ở ngày hội tại đền “Bà Tấm Bà Cám” còn ghi tên cúng như sau: “Lý triều Hoàng bảo hoàng hải hậu, linh cảm Ỷ Lan húy Mệnh, hiệu Khiết nương, thắng quang Bồ tát từ hạ”.
Tôi sang làng Thuận Quang và được các cụ giới thiệu tới ông Phó Phùng. Ông Phùng còn giữ được bài văn cúng và đặc biệt cuốn tiểu sử Tấm Cám. Bài văn cúng ở làng Thuận Quang cũng ghi giống tên như ở làng Môn tự. Cuốn sử đề rõ: “Lý triều đệ tam hoàng hậu sự tích”
Tấm Cám lại hóa ra Lý triều đệ tam hoàng thái hậu, thật kỳ lạ!
Lý triều đệ tam hoàng thái hậu là Ỷ Lan thái phi, một nhân vật khá đặc biệt đời Lý. Ỷ Lan thái phi là ai?
Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim có ghi: “Vua Nhân Tôn là con bà Ỷ Lan thái phi, người ở Siêu Loại (Bắc Ninh). Khi trước vua Thánh Tôn đã 40 tuổi mà không có con đi cầu tự qua làng Thổ Lợi (sau đổi là Siêu Loại rồi lại đổi là Thuận Quang).
Người đi xem đứng đầy đường, có một người con gái hái dâu, thấy xe nhà vua đi, cứ đứng tựa vào cây lan chứ không ra xem. Vua thấy thế lấy làm lạ, truyền gọi đem vào cung, phong Ỷ Lan làm phu nhân, được ít lâu có thai đẻ ra hoàng tử là Càn Đức, được phong là Nguyên phi. Càn Đức làm thái tử rồi lên nối ngôi, tức là Nhân Tôn, phong cho mẹ đẻ làm Ỷ Lan thái phi.
Thái phi hay ghen ghét, thấy bà Dương thái hậu giữ quyền, trong bụng không yên, bèn xui vua bắt Thái hậu và 72 người thị nữ bỏ ngục tối rồi đem giết cả”.
Cuốn “Lý triều đệ tam Hoàng hậu sự tích” của làng Thuận Quang cũng không khác những điều đã nói trong cuốn sử Trần Trọng Kim.
Sự tích Lý triều đệ tam hoàng hậu đến đây là hết. Hai cụ tiên chỉ ở làng Môn tự kể đến đây cũng nói là hết. Còn có những chuyện kể về “thị ơi thị rụng bị bà”, “vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo…” thì không có.
Trong sự tích có vài sự việc ta không thấy ở cổ tích: việc ông hàng dầu gặp Tấm và việc đẻ ra Lý Nhân Tôn.
Nhân dân địa phương có kể thêm chi tiết về hai truyện trên:
- Ông hàng dầu gánh dầu đến cho hội, giời nắng quá thấy đám mây che nắng, mới đặt gánh nằm nghỉ rồi ngủ quên. Đèn hội chậm bị các quan quở, ông hàng dầu mới kể lại: “Chỗ vườn dâu có người con gái hái dâu, trên đầu có tán mây che, tôi bảo đi xem hội, cô ta bảo tôi đi trước rồi cô đi sau”.
Nhờ vậy các quan mới biết và tìm đến gặp Tấm. Vì Tấm dặn ông hàng dầu đi trước, nên hàng nam có rước, kiệu ông hàng dầu bao giờ cũng đi trước kiệu Tấm.
Ở cách làng Thuận Quang độ một cây số, hiện nay (những năm 1960 – NV) cũng còn một cái bãi. Chính nơi này đã chôn 72 cung nữ nhà Lý.
Dương Thái hậu thấy Ỷ Lan tắt kinh cũng nói dối là mình biết tắt kinh. Lúc đó nhà vua đi đánh Chiêm thành. Khi đẻ ra Càn Đức, phe cánh Dương Thị mạnh ở trong triều, cho bắt Càn Đức và thay bằng con mèo rồi vu cho Ỷ Lan đẻ ra mèo, giam vào lãnh cung. Dương Thị nuôi Càn Đức như là mẹ chính thức.
Các cung nữ sợ không giám nói. Càn Đức lên ngôi vua mới biết âm mưu đó, liền bắt Dương Thị và 71 người cung nữ cho đem chôn đến cổ rồi lấy bừa bừa 72 cái đầu. Chỗ chôn 72 người gọi là mả các bà nàng, gọi tắt là Mả nàng. Ỷ Lan sợ họ oán, sai làm 72 chùa trong một đêm phải xong.
Còn Nguyễn Bông, nay (những năm 1960 – NV) làng Sủi, cạnh làng Thuận Quang thờ làm thành hoàng làng, năm nào rước kiệu làng Thuận Quang cũng phải về lấy nước để về lễ.
Tóm lại những di tích còn lại, sự tích Hoàng hậu nhà Lý kể trên cho ta rõ Tấm là Ỷ Lan thái phi, một nhân vật bằng xương bằng thịt có thật ở Việt Nam.
Nguồn: Pháp luật Việt Nam
Đền Tấm Cám bên chùa Dạm
Làng Thuận Quang ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh chính là quê hương Tấm Cám. Ngay cạnh đường số 5, cách ga Phú Thụy chừng 300m còn một ngôi chùa gọi là chùa Bà, thờ “Bà Tấm, Bà Cám”.
Làng Thuận Quang mang tên cũ là Cổ Lỗi, thuộc huyện Gia Lâm. Vì Tấm là một người thuộc loại khác thường, làng Cổ Lỗi được nhà vua đổi thành Siêu Loại.
Hỏi đến chuyện Tấm Cám, nhân dân địa phương không ai là không biết và chỉ cho xem nào là con sông Thiên Đức mà hai chị em đi tát vét, nào là giếng Bống nơi Tấm nuôi bống, nào là ngàn dâu nơi Tấm hái dâu và gặp vua…
Hàng năm, ngày 20 tháng Hai âm lịch có rước hội linh đình. Dân làng kiêng hai chữ Tấm Cám, nên gọi Tấm là đớn, gọi Cám là bổi.
Chùa Bà còn có tên Linh Nhân tự, đổ nát được sửa chữa nhiều lần nên những di tích cũ không còn, ngoài hai con sấu rất to, nét điêu khắc rất sinh động. Duy đền Bà ở bên cạnh giữ được kiểu kiến trúc cổ, giống những đền chùa đời Lý, có rất nhiều cửa, nhiều gian.
Chùa Dạm, khu vực được cho là đến những năm 1960 vẫn còn dấu tích đền Bà Tấm, bà Cám |
Đền chùa hiện nay (những năm 1960) bị phá không còn gì. Nhưng nhìn nền, những viên đá chống cột, cũng đủ thấy quy mô to lớn của chùa và đền.
Ngày xưa trên chùa, dưới chợ rất sầm uất. Trước cửa đền, ở chân núi, ngòi Con Tên thẳng tắp là đường giao thông của vua chúa hàng năm về dự “Lãm sơn yến thạch” (Lãm Sơn là tên núi Dạm).
Gọi là ngòi Con Tên vì nó bắn đứt cổ rùa, chặt ngang núi rùa. Đầu rùa trôi xuống dưới thành làng Phương Lưu (phương: thơm, lưu: trôi). Ở chỗ góc núi bị xẻ có hai hốc, một bên chảy ra nước trong, một bên chảy ra nước đỏ, tục gọi hai cuống họng:
Cuống họng chay (nước trong là mủ), cuống họng mặn (nước đỏ là máu). Ở chỗ nền đền có một cái cột cờ bằng đá, có người gọi là cột cờ Cao Biền. Cột cờ cao đến 4,5m chạm rồng, mây rất đẹp.
Những di tích trên chưa rõ hẳn niên đại, đủ nói lên đây là một địa thế đẹp, được các triều vua chú ý đến.
Thôn Môn Tự (cửa chùa) thuộc xã Nam Sơn có một trăm mẫu ruộng gọi là tỉnh điền làm công điền để dân sở tại chuyên trông nom đền chùa. Hàng năm cứ đến ngày mùng 8/9 âm lịch có rước hội rất vui. Mười tám xã thuộc huyện Võ Giàng đều rước đến đền “Bà Tấm, Bà Cám”. Ở đây nhân dân cũng kiêng tên húy gọi Tấm là gạo đớn, gọi Cám là bổi.
Xưa chùa Dạm nổi tiếng là một ngôi chùa rất to, có rất nhiều cửa, đóng hết cửa phải mất từ chiều đến tối sẩm nên nhân dân có câu ca dao: “Mười sáu trăng treo, mười bảy sảy giường chiếu, mười tám đóng cửa chùa Dạm. Hàng năm vua nhà Lý đến đây tổ chức tiệc gọi là “Lãm sơn yến thạch”.
Tấm thường về dự tiệc và sau Tấm tu ở chùa; khi chết, nhân dân lập đền thờ sau chùa. Ngày nay (những năm 1960 – NV) người ta thường nhắc đến đền Tấm Cám hơn là nói đến chùa Dạm.
Di tích về Tấm Cám ở Bắc Ninh thật rõ ràng. Nhân dân hai huyện Thuận Thành và Võ Giàng ai cũng gọi hai nơi này là chùa Bà đền Tấm Cám và hàng năm rước hội linh đình.
Chuyện Tấm Cám ở làng Thuận Quang
Tấm Cám là ai mà nhân dân lại thờ cúng? Nhân dân thờ Tấm hay thờ Cám?
Tôi đến tận các nơi trên, tìm các cụ già trong làng. Cụ Bá Phương và Bá Khôi, tiên chỉ làng Môn Tự chỉ còn giữ được bài văn cúng Tấm Cám.
Bản văn hàng năm đọc ở ngày hội tại đền “Bà Tấm Bà Cám” còn ghi tên cúng như sau: “Lý triều Hoàng bảo hoàng hải hậu, linh cảm Ỷ Lan húy Mệnh, hiệu Khiết nương, thắng quang Bồ tát từ hạ”.
Tôi sang làng Thuận Quang và được các cụ giới thiệu tới ông Phó Phùng. Ông Phùng còn giữ được bài văn cúng và đặc biệt cuốn tiểu sử Tấm Cám. Bài văn cúng ở làng Thuận Quang cũng ghi giống tên như ở làng Môn tự. Cuốn sử đề rõ: “Lý triều đệ tam hoàng hậu sự tích”
Tấm Cám lại hóa ra Lý triều đệ tam hoàng thái hậu, thật kỳ lạ!
Lý triều đệ tam hoàng thái hậu là Ỷ Lan thái phi, một nhân vật khá đặc biệt đời Lý. Ỷ Lan thái phi là ai?
Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim có ghi: “Vua Nhân Tôn là con bà Ỷ Lan thái phi, người ở Siêu Loại (Bắc Ninh). Khi trước vua Thánh Tôn đã 40 tuổi mà không có con đi cầu tự qua làng Thổ Lợi (sau đổi là Siêu Loại rồi lại đổi là Thuận Quang).
Người đi xem đứng đầy đường, có một người con gái hái dâu, thấy xe nhà vua đi, cứ đứng tựa vào cây lan chứ không ra xem. Vua thấy thế lấy làm lạ, truyền gọi đem vào cung, phong Ỷ Lan làm phu nhân, được ít lâu có thai đẻ ra hoàng tử là Càn Đức, được phong là Nguyên phi. Càn Đức làm thái tử rồi lên nối ngôi, tức là Nhân Tôn, phong cho mẹ đẻ làm Ỷ Lan thái phi.
Thái phi hay ghen ghét, thấy bà Dương thái hậu giữ quyền, trong bụng không yên, bèn xui vua bắt Thái hậu và 72 người thị nữ bỏ ngục tối rồi đem giết cả”.
Cuốn “Lý triều đệ tam Hoàng hậu sự tích” của làng Thuận Quang cũng không khác những điều đã nói trong cuốn sử Trần Trọng Kim.
Sự tích Lý triều đệ tam hoàng hậu đến đây là hết. Hai cụ tiên chỉ ở làng Môn tự kể đến đây cũng nói là hết. Còn có những chuyện kể về “thị ơi thị rụng bị bà”, “vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo…” thì không có.
Ảnh minh hoạ |
Nhân dân địa phương có kể thêm chi tiết về hai truyện trên:
- Ông hàng dầu gánh dầu đến cho hội, giời nắng quá thấy đám mây che nắng, mới đặt gánh nằm nghỉ rồi ngủ quên. Đèn hội chậm bị các quan quở, ông hàng dầu mới kể lại: “Chỗ vườn dâu có người con gái hái dâu, trên đầu có tán mây che, tôi bảo đi xem hội, cô ta bảo tôi đi trước rồi cô đi sau”.
Nhờ vậy các quan mới biết và tìm đến gặp Tấm. Vì Tấm dặn ông hàng dầu đi trước, nên hàng nam có rước, kiệu ông hàng dầu bao giờ cũng đi trước kiệu Tấm.
Ở cách làng Thuận Quang độ một cây số, hiện nay (những năm 1960 – NV) cũng còn một cái bãi. Chính nơi này đã chôn 72 cung nữ nhà Lý.
Dương Thái hậu thấy Ỷ Lan tắt kinh cũng nói dối là mình biết tắt kinh. Lúc đó nhà vua đi đánh Chiêm thành. Khi đẻ ra Càn Đức, phe cánh Dương Thị mạnh ở trong triều, cho bắt Càn Đức và thay bằng con mèo rồi vu cho Ỷ Lan đẻ ra mèo, giam vào lãnh cung. Dương Thị nuôi Càn Đức như là mẹ chính thức.
Các cung nữ sợ không giám nói. Càn Đức lên ngôi vua mới biết âm mưu đó, liền bắt Dương Thị và 71 người cung nữ cho đem chôn đến cổ rồi lấy bừa bừa 72 cái đầu. Chỗ chôn 72 người gọi là mả các bà nàng, gọi tắt là Mả nàng. Ỷ Lan sợ họ oán, sai làm 72 chùa trong một đêm phải xong.
Còn Nguyễn Bông, nay (những năm 1960 – NV) làng Sủi, cạnh làng Thuận Quang thờ làm thành hoàng làng, năm nào rước kiệu làng Thuận Quang cũng phải về lấy nước để về lễ.
Tóm lại những di tích còn lại, sự tích Hoàng hậu nhà Lý kể trên cho ta rõ Tấm là Ỷ Lan thái phi, một nhân vật bằng xương bằng thịt có thật ở Việt Nam.
Nguồn: Pháp luật Việt Nam
Bình luận