Việc đưa các nguồn nguyên liệu phế thải của quá trình sản xuất vôi và phế thải nhiệt điện vào tái chế sản xuất gạch không nung góp phần giảm giá thành, giảm trọng lượng sản phẩm, hạn chế tối đa việc sử dụng xi măng mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng đối với vật liệu xây dựng, hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững.
Được biết, gạch không nung là loại gạch để xây dựng, loại gạch này đạt được các chỉ số cơ học về cường độ nén, uốn, độ hút nước mà không cần nhiệt độ và có độ bền cao.
Nhóm tác giả cho biết, các nguyên liệu đầu vào được sử dụng bao gồm đá mạt, xi măng, tro bay nhiệt điện, phế thải vôi.
Để có được sản phẩm gạch không nung đáp ứng yêu cầu, công đoạn cấp phối đặc biệt quan trọng, trong đó bao gồm cả việc tính toán cường độ nén. Sau khi nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, đề tài lựa chọn một số cấp phối bê tông để tiến hành sản xuất thử nghiệm trên dây chuyền sản xuất của nhà máy.
Kết quả cho thấy, lượng phế thải vôi lớn nhất có thể sử dụng để tái chế là 40%; ở khía cạnh hiệu quả sản xuất thì lượng sử dụng là 5% xi măng và 7,5% phế thải vôi kết hợp với 7,5% tro bay. Bên cạnh đó, thời gian rung ép tạo hình hợp lý được đề cập đến trong nghiên cứu là 10 giây, thời gian này đủ để cấu trúc gạch đặc và chắc.
Video: Đà Nẵng khánh thành nhà máy tái chế rác thải đầu tiên tại Việt Nam
Được biết, đây cũng là đề tài khoa học mà nhóm nghiên cứu trình Hội đồng khoa học thành phố Hải Phòng tháng 4/2017. Và mặc dù đề tài mới chỉ sử dụng 15% phế thải lò vôi và phế thải nhà máy nhiệt điện trong tổng lượng phế thải, phần còn lại vẫn sử dụng lượng lớn đá mạt nhưng đã được đánh giá cao bởi quy trình thực nghiệm tốt, bài bản và khả năng ứng dụng cao.
Bình luận