Mật ong nguyên chất và gừng là hai nguyên liệu vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày. Vậy gừng ngâm mật ong có tác dụng gì với sức khoẻ và cách làm gừng ngâm mật ong để được lâu? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết này.
Tác dụng của hỗn hợp gừng ngâm mật ong
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân đã chỉ ra những tác dụng của hỗn hợp gừng ngâm mật ong như sau:
Tăng cường hệ miễn dịch
Mật ong gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng chống các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Giảm đau và viêm
Gừng có tính chất kháng viêm và đau, có thể giúp giảm đau và viêm trong cơ thể. Mật ong tính kháng khuẩn và làm dịu, giúp giảm các triệu chứng viêm khớp, đau cơ và đau đầu.
Hỗ trợ tiêu hóa
Gừng có tính chất kháng viêm và ức chế sự phát triển vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp giảm các triệu chứng khó tiêu và đầy hơi. Mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, giúp giảm viêm đường tiêu hóa.
Bổ sung năng lượng và giảm căng thẳng
Gừng và mật ong sẽ giúp bạn tăng cường năng lượng và giải tỏa căng thẳng, giúp bạn tập trung tốt hơn và cảm thấy tỉnh táo hơn.
Giảm cholesterol và đường huyết
Gừng có thể giảm mức đường huyết và cholesterol, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến đường huyết và tim mạch.
Làm đẹp da
Mật ong gừng có tính năng chống oxy hóa và kháng khuẩn, giúp loại bỏ mụn và sẹo trên da, làm da trở nên sáng và mịn màng.
Những rủi ro và tác dụng phụ của mật ong gừng
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời TS Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, gừng và mật ong an toàn khi sử dụng, nhưng giống như tất cả các loại thực phẩm, một số người có thể phản ứng bất lợi. Nếu ai đó bị kích ứng da, đau dạ dày, đổ mồ hôi, tiêu chảy hoặc buồn nôn sau khi sử dụng gừng ngâm mật ong, hãy ngừng dùng.
Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên dùng mật ong vì đây là nguồn tiềm ẩn bào tử gây độc cho trẻ sơ sinh.
Mật ong thô không gây nguy hiểm cho trẻ lớn hoặc người lớn, chỉ nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, vì vậy người lớn có thể ăn mật ong miễn là không bị dị ứng. Tuy nhiên, nếu chúng ta có hệ thống miễn dịch bị tổn hại hoặc đang điều trị bằng hóa trị hay xạ trị cho bệnh ung thư, nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng mật ong.
Mặc dù mật ong là một trong những chất làm ngọt tốt nhất cho sức khỏe nhưng vẫn nên sử dụng ở mức độ vừa phải. Tác dụng phụ nhiễm độc mật ong nhẹ có thể bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, đổ mồ hôi, buồn nôn và nôn mửa.
Đường ăn thông thường và mật ong đều thuộc nhóm có GI (chỉ số đường huyết) trung bình. Theo đó, với đường chỉ số GI = 65, mật ong chỉ số GI = 55. Nhiều người mắc bệnh đái tháo đường cần phải kiêng đường, vậy những bệnh nhân này có dùng được mật ong không?
TS Lương y Phùng Tuấn Giang cho biết, về lý thuyết, người bệnh đái tháo đường có thể dùng mật ong, làm chất tạo ngọt thay cho đường cho đỡ "thèm ngọt". Tuy nhiên, trên thực tế, các bác sĩ không tư vấn cho bệnh nhân đái tháo đường việc dùng mật ong để thay cho đường ăn.
Những giá trị dinh dưỡng đến từ vitamin và khoáng chất của mật ong không bù đắp lại được những tác hại của các thành phần đường trong mật ong gây ra với bệnh đái tháo đường. Ngay cả với người bình thường, cũng không nên ăn nhiều mật ong quá mức (>100g mỗi ngày) khiến ảnh hưởng đến các vấn đề chuyển hóa.
Cách làm gừng ngâm mật ong để được lâu
Gừng ngâm mật ong có thể được làm bằng gừng tươi xay, hoặc băm nhỏ hoặc thái lát nhưng cũng có thể sử dụng bột gừng khô. Sau khi làm xong, mật ong gừng có thể được bảo quản trong nhiều tháng và hương vị sẽ đậm đà hơn theo thời gian.
Khuyến cáo chung là nên uống khoảng 1-3 cốc nước gừng mật ong mỗi ngày. Để pha cốc nước gừng mật ong chúng ta sẽ lấy ra một muỗng canh gừng mật ong và pha với nước nóng, uống đặc hay loãng tùy khẩu vị mỗi người.
Hãy uống gừng mật ong vào buổi sáng hoặc trước lúc ngủ, để đạt được tối đa hiệu quả mà loại thức uống này mang lại.
Bình luận