Quả cầu đỏ cao 19 m đang phun ra những dòng dung nham nóng được chụp tại Hawaii năm 1969. Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ USGS chia sẻ hình ảnh này khi đề cập hiện tượng phun dung nham hình mái vòm đối xứng hiếm gặp của núi lửa.
Theo đó, vòm nham thạch, hay vòm núi lửa có thể đa dạng trong kích thước và hình dáng, từ 9 - 97 m. Chúng hình thành bởi chất nhầy trào lên từ các lỗ thông hơi của núi lửa.
Giống như dòng nham thạch, chúng thường không có đủ khí hoặc áp lực để nổ ra ngoài. Chỉ khác là nham thạch tạo vòm khi chúng quá đặc quánh để chảy thành dòng và dồn ứ lại xung quanh lỗ thông hơi.
Vòm nham thạch trong ảnh hình thành do đợt phun trào của Mauna Ulu, núi lửa hình nón nằm ở vùng nứt phía đông của núi lửa Kilauea, có dung nham chảy liên tục từ tháng 5/1969 đến tháng 7/1974.
Đây là đợt phun trào lâu nhất ở khu vực trong vòng ít nhất 2.200 năm vừa qua. Trong thời gian đó, khoảng 350 triệu m3 dung nham được tạo ra, đủ để lấp đầy 140.000 bể bơi Olympic.
Một núi lửa khác có thời gian phun trào nham thạch dài hơn nhiều là Pu‘u ‘Ō‘ō, phun trào 35 năm liên tục từ 1983 đến nay.
Video: Núi lửa Bali phun trào có thể làm Trái Đất nguội đi
Bình luận