Thân nhân của 8 người tử vong do tai biến chạy thận ở Hòa Bình gửi đơn tới Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu làm rõ 4 vấn đề và cho rằng bệnh viện "không thành thật".
Cái nhìn khách quan nào cho sự cố ngành y và liệu có nên “mặc cả” với cái chết của người bệnh như sự cố làm 8 bệnh nhân chạy thận tử vong tại BVĐK tỉnh Hòa Bình?
Cuộc đối thoại lần đầu tiên giữa gia đình 8 bệnh nhân tử vong do tai biến chạy thận hồi cuối tháng 5 với Bệnh viện đa khoa Hòa Bình đã diễn ra cuối tuần trước.
Trung tâm chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình đã hoạt động trở lại, sau hơn 2 tháng, kể từ khi xảy ra tai biến nghiêm trọng, khiến 8 người chết khi chạy thận gây xôn xao dư luận.
Tai biến chạy thận xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, khiến 8 người chết, cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cũng đã bị cách chức.
Liên quan tai biến chạy thận khiến 8 người chết ở Hòa Bình, Hội đồng kỷ luật Sở Y tế Hòa Bình sáng 21/7 đã họp, bỏ phiếu, thống nhất hình thức kỷ luật cách chức đối với ông Trương Quý Dương (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình).
Với trách nhiệm của người đứng đầu, ông Trương Quý Dương đã xin thôi vị trí Giám đốc bệnh viện đa khoa Hoà Bình, đồng thời đề nghị được bố trí công tác khác.
Dù chỉ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách liên quan tai biến chạy thận khiến 8 người chết ở Hòa Bình nhưng ông Trương Quý Dương (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) quyết định xin từ chức.
Theo tài liệu điều tra của phóng viên Dân trí, Công ty Trâm Anh có ngành nghề chính là “thoát nước và xử lý nước thải” nhưng lại được ký hợp đồng súc rửa hệ thống lọc nước RO để đưa vào chạy thận cho các bệnh nhân.
Theo thông tin mới đây nhất từ phía cơ quan điều tra, bác sĩ Lương vừa hoàn tất thủ tục tại ngoại để trở về nhà, tiếp tục phối hợp với công an để tiến hành điều tra, xem xét sự việc.
Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai), với hàm lượng tồn dư chất độc flouride này như đã công bố có thể giết chết người bệnh ngay lập tức.
Các bệnh nhân và người nhà nạn nhân trong sự cố y khoa ở Hòa Bình đều cho rằng bác sỹ Lương là người hiền lành, tốt bụng và tận tâm với bệnh nhân, việc bắt tạm giam bác sĩ Lương nên xem xét lại.
Liên quan việc bác sĩ Hoàng Công Lương bị cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam do vi phạm quy trình chữa bệnh khiến 8 người chết nghi do sốc phản vệ tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, Ths.BS Hoàng Công Tình - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực BVĐK Hoà Bình, đồng thời cũng là một người chú của bác Lương chia sẻ rằng: "Cả gia đình bàng hoàng và chỉ mong sao những điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra".
Bà Bùi Thu Hằng, Phó giám đốc Sở Y tế Hòa Bình cho biết theo quy chế khám chữa bệnh, bác sỹ không có trách nhiệm kiểm tra chất lượng vật tư y tế mà chỉ chịu trách nhiệm cho những vấn đề phát sinh liên quan đến chuyên môn hoặc y đức.
Liên quan sự việc bác sĩ Lương bị khởi tố, bắt tạm giam do đã vi phạm quy trình chữa bệnh khiến xảy ra vụ tai biến y khoa nghiêm trọng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, hôm nay (29/6), Tổng Hội Y học Việt Nam đã có văn bản gửi Công an tỉnh Hòa Bình đề nghị cho bác sĩ Lương được tại ngoại trong quá trình điều tra.
Trước quyết định khởi tố, bắt tạm giam bác sĩ Hoàng Công Lương liên quan đến vụ việc chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, trên các diễn đàn của ngành y, các đồng nghiệp của bác sĩ Lương, nhiều người trong đó có những GS,TS đầu ngành đều cho rằng, bắt giam bác sĩ Lương dễ dẫn đến những hiệu ứng tiêu cực.
Một trong 3 người bị bắt tạm giam là Bùi Mạnh Quốc, trước đây là kỹ sư công ty Thiên Sơn, nay mở công ty riêng, do vậy, khi thấy Quốc đến, cán bộ bệnh viện thấy người cũ nên tin tưởng.
Ông Nguyễn Huy Quang (Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế) phát biểu quan điểm về sự việc bác sĩ Hoàng Công Lương bị khởi tố, bắt tạm giam do sai phạm trong sự cố 8 người chết khi chạy thận ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam vừa gửi đơn kiến nghị lên Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ Y tế, cho rằng cơ quan điều tra bắt bác sĩ Hoàng Công Lương là chưa "khách quan và thuyết phục".
Xung quanh sự cố 8 người chết khi chạy thận ở Hòa Bình, lực lượng công an đã bắt 3 người, trong đó có bác sỹ Hoàng Công Lương, đại diện Bộ Y tế, ông Nguyễn Huy Quang (Vụ trưởng Vụ Pháp chế) đã có những trao đổi hết sức thẳng thắn với báo chí chiều nay (28/6).
Nói về việc bắt 3 bị can liên quan vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong ở Hòa Bình, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an - cho biết Bộ Công an sẽ xem xét, điều tra khách quan, ngoài 3 bị can sẽ làm rõ xem còn ai nữa có liên quan.
“Mặc dù sự việc này cần phải điều tra, xác minh làm rõ, tuy nhiên Bộ Y tế cũng phải lên tiếng sao cho đúng mực, để yên lòng những người đang còn làm việc", ĐBQH Nguyễn Anh Trí chia sẻ.
Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương cho biết, đã nắm được thông tin về kết quả kiểm định tồn dư hóa chất trong nước lọc thận trong vụ việc 8 bệnh nhân tử vong gần một tháng trước và thừa nhận, trong quá trình kiểm tra, bảo trì cán bộ tại bệnh viện đã làm chưa đầy đủ, thiếu thủ tục bàn giao.
Theo nguồn tin riêng của Tiền Phong, cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình vừa tiếp tục gia hạn đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Trương Quý Dương - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.