8 người tử vong khi chạy thận ở Hoà Bình: Bắt 1 giám đốc và 2 cán bộ bệnh viện
Công an tỉnh Hòa Bình bắt khẩn cấp Giám đốc công ty xử lý nước và 2 cán bộ Bệnh viện đa khoa tỉnh này để điều tra vụ 8 người tử vong khi chạy thận nhân tạo.
Công an tỉnh Hòa Bình bắt khẩn cấp Giám đốc công ty xử lý nước và 2 cán bộ Bệnh viện đa khoa tỉnh này để điều tra vụ 8 người tử vong khi chạy thận nhân tạo.
Liên quan đến nguyên nhân vụ 8 người chết do tai biến khi chạy thận ở BVĐK tỉnh Hòa Bình là do nguồn nước, chiều ngày 8/6, Công an tỉnh Hòa Bình đã triệu tập Giám đốc một Công ty có trụ sở tại Bắc Ninh là đơn vị trực tiếp thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO tại khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện.
Chiều 8/6, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình tổ chức họp báo công bố kết luận kiểm thảo ban đầu vụ tai biến khi chạy thận khiến 8 người chết ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Sở Y tế Hòa Bình cho biết đã mời một số đại diện bệnh viện Đa khoa Hòa Bình nhưng không ai tới tham dự buổi họp báo, lãnh đạo Sở cũng nhiều lần gọi điện cho Ban Giám đốc bệnh viện nhưng đều không liên lạc được.
Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Hòa Bình cho biết vẫn chưa đủ căn cứ, cơ sở và bằng chứng khoa học để kết luận nguyên nhân khiến 8 người tử vong khi chạy thận dù đặt nghi vấn do sự bất thường của nguồn nước RO.
Hội đồng chuyên môn Sở Y tế tỉnh Hòa Bình khẳng định sự cố 8 người chết khi chạy thận là thảm họa lớn và Bệnh viện đa khoa Hòa Bình còn thiếu kinh nghiệm, phương tiện, nhân lực, kiến thức xử lý tình huống.
Trong cuộc họp báo về tai biến chạy thận làm 8 người chết ở Hòa Bình, ông Trần Quang Khánh (Giám đốc Sở Y tế) cho biết, theo quy trình đã được Bộ Y tế ban hành, phải test máy chạy thận, kiểm tra thông số nước, theo dõi giám sát hiện tượng xảy ra bất thường; sau khi bảo trì, hệ thống lọc nước phải được kiểm nghiệm đầu ra trước khi bàn giao cho cán bộ y tế để đưa vào vận hành.
Hội đồng chuyên môn cho rằng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã thiếu kinh nghiệm, phương tiện, nhân lực, kiến thức trong việc xử trí thảm họa 8 người chết do tai biến khi chạy thận tại Bệnh viện này.
Ngay sau vụ tai biến chạy thận khiến 8 người chết, Sở Y tế Hòa Bình nhiều lần gọi điện cho Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình nhưng đều không liên lạc được.
Kết luận mới đây nhất cho thấy, nguyên nhân gây ra sự việc 18 bệnh nhân bị tai biến khi đang chạy thận ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình là do nguồn nước lọc thận không đảm bảo, vậy quy trình lọc nước cho bệnh nhân chạy thận cần phải được thực hiện chính xác và nghiêm ngặt đến đâu?
Sáng 8/6, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, Hội đồng chuyên môn "nghĩ nhiều đến nguồn nước chạy thận", cho rằng đây là nguyên nhân gây tai biến cho các bệnh nhân chạy thận hôm 29/5.
Liên quan đến vụ 8 người chết khi chạy thận ở Hòa Bình, sáng nay, ngày 8/6, ông Trương Quý Dương, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình cùng 2 bác sĩ nữa đã chính thức bị đình chỉ công tác.
Thông tin mới nhất cho biết, kết luận kiểm thảo về nguyên nhân gây tai biến cho 18 người chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình là do nguồn nước lọc thận.
Sáng mai (8/6), 10 bệnh nhân tai biến khi chạy thận ở BVĐK Hòa Bình đang điều trị tại BV Bạch Mai sẽ xuất viện.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trong tuần này sẽ có kết luận của Hội đồng chuyên môn về sự cố y khoa khiến 8 người tử vong khi chạy thận tại BVĐK Hoà Bình.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cơ quan điều tra phải làm rõ những ai là người đứng sau trong vụ 7 người chết khi chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi các sở y tế, bệnh viện trực thuộc đề nghị các đơn vị chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc có chạy thận nhân tạo tuân thủ đúng Hướng dẫn quy trình lọc máu chu kỳ bằng kỹ thuật thận nhân tạo được ban hành ngày 11/9/2014, Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật rửa và sử dụng lại quả lọc thận ban hành kèm theo ngày 14/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bệnh nhân còn sống nặng nhất trong vụ tai biến tập thể khi chạy thận đang suy cùng lúc 6 tạng, điều chưa từng có trong y văn thế giới.
Ông Trần Đăng Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình lên tiếng về các sai phạm của ông Trương Quý Dương - Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh trước khi xảy ra sự cố 7 bệnh nhân tử vong khi chạy thận.
Việc Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn ký hợp đồng cho thuê 8 máy chạy thận nhân tạo với BVĐK Hòa Bình là không đúng quy định; tuy nhiên, khi đấu thầu công khai, chính công ty này lại trúng thầu.
Tối 1/6, các bác sĩ cho biết, sức khỏe nữ bệnh nhân Nguyễn Thị Bích Nguyên, bệnh nhân nguy kịch còn lại trong sự cố y khoa xảy ra đối với 18 người lọc máu hiện đang điều trị tại BVĐK tỉnh Hòa Bình vẫn nặng nhưng có đã có dấu hiệu chuyển biến tốt hơn.
Liên quan vụ 18 nạn nhân nghi do sốc phản vệ ở Hòa Bình khi đi chạy thận (có 7 người đã chết), trước đó, năm 2014, Thanh tra Sở Y tế Hòa Bình từng chỉ ra nhiều sai phạm tại bệnh viện này, trong đó có việc bệnh viện đã chi hơn 6 tỷ đồng mua hóa chất, vật tư không đúng quy định.
Bệnh nhân duy nhất còn ở lại điều trị ở Hòa Bình trong số 18 người nghi sốc phản vệ đã từng ngừng tuần hoàn hai lần, không thể chuyển lên Hà Nội để điều trị.
Đã ngồi dậy sau hai ngày nửa tỉnh nửa mê, bà Bùi Thị Vân nhớ lại cảnh tượng 18 người thi nhau nôn ọe tranh nhau nhà vệ sinh mà "nổi da gà".
Sau sự cổ sốc phản vệ khiến 7 người bị chết khi chạy thận nhân tạo tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, 128 bệnh nhân “xóm chạy thận” gần bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội bày tỏ sự đồng cảm với nỗi đau của các nạn nhân; đồng thời tỏ ra rất lo lắng.
Liên quan vụ 7 bệnh nhân tử vong sau khi chạy thận xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình, từ năm 2014, Sở Y tế tỉnh này từng có kết luận cho rằng, Giám đốc Bệnh viện - ông Trương Quý Dương đã có sai sót khi ký hợp đồng mua 8 máy chạy thận nhân tạo của Cty CP Dược phẩm Thiên Sơn.
Sáng 31/5, cơ quan điều tra tiếp tục làm việc với Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Sơn để phục vụ điều tra nguyên nhân 7 người tử vong khi chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
"Tôi thèm khát được khóc, được giải tỏa, chia sẻ với bệnh nhân nhưng tôi không thể làm thế được vì dưới mình còn 40 nhân viên, họ cần 1 chỉ huy, cần người kết nối công việc cho thật tốt", lãnh đạo khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình chia sẻ.
Sáng hôm nay, 30/05/2017, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thăm hỏi và động viện những bệnh nhân được chuyển xuống bệnh viện Bạch Mai sau sự cố sốc phản vệ khiến cho 7 người chết khi chạy thận tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hòa Bình.
"Trước khi đến bệnh viện, mẹ tôi vẫn tỉnh táo, khỏe mạnh. Đến nay, chúng tôi vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác cái chết của mẹ mình", người nhà nạn nhân trong vụ sốc phản vệ ở Hòa Bình cho biết.