Các nhà khoa học tin rằng họ đã phát hiện ra nguyên nhân vụ tuyệt chủng lớn trong lịch sử Trái Đất. Hiện tượng ấm lên toàn cầu đã gây ra các vụ phun trào núi lửa trong khoảng thời gian từ 256 triệu năm trước đến 252 triệu năm trước đó ở khu vực là bờ biển phía Đông hiện nay của Australia.
Giới khoa học nhận thức rằng vụ tuyệt chủng đó là do hiện tượng hành tinh của chúng ta ấm lên gây ra nhưng họ chưa chắc chắn lắm về nguyên nhân đằng sau tình trạng ấm lên đó. Giả thuyết áp đảo là các vụ phun trào núi lửa ở vùng hiện nay là Siberia nhưng có bằng chứng cho thấy Trái Đất đã ấm lên 6-8 độ C vào thời điểm các núi lửa Siberia bắt đầu phun mắc ma trong 2 triệu năm.
Bằng chứng về sự ấm lên do phun núi lửa được tìm thấy ở vùng New England, bang New South Wales, Australia. Theo đó, một siêu núi lửa, tương tự như các núi lửa ở công viên Yellowstone tại Mỹ và Taupo, New Zealand, đã phun ra khí quyển tới 150.000km3 dung nham, từ đó lấp đầy khí quyển bằng khí gây hiệu ứng nhà kính. Toàn bộ bờ biển phía Đông của Australia phủ đầy tro bụi, có nơi dày tới vài mét.
Để dễ hình dung quy mô khủng của vụ phun núi lửa ở Australia, hãy so sánh với vụ phun trào của núi lửa Vesuvius đã phá hủy thành Pompeii của đế chế La Mã và "đóng băng" thành phố này dưới lớp tro bụi. Nham thạch phun ra từ vụ này chỉ khoảng 3-4km3. Còn vụ phun trào của núi Helens năm 1980 - gây tử vong 57 người và được coi là vụ phun núi lửa tệ hại nhất trong lịch sử Mỹ, cũng chỉ phun ra 1km3 dung nham.
Các nhà khoa học công bố các phát hiện này trên tạp chí nổi tiếng Nature. Họ tin rằng các núi lửa ở Siberia chỉ làm trầm trọng thêm thảm họa do các núi lửa ở Australia khơi mào.
Cần lưu ý rằng vào thời điểm đó Trái Đất khác xa với bây giờ. Gần như các khối lục địa lớn kết nối với nhau, bao gồm cả Australia và Siberia trong một siêu lục địa có tên là Pangaea.
Mặc dù vụ tuyệt chủng khiến loài khủng long bị diệt vong trong kỷ Jura cách đây 65 triệu năm được nhiều người biết đến nhất, vụ tuyệt chủng mang tên Đại Tuyệt chủng Permi lại khủng khiếp hơn nhiều.
Bình luận