Đợt lũ thứ ba hình thành ở thượng nguồn sông Dương Tử, Trung Quốc vào Chủ nhật (26/7), khiến "tình hình kiểm soát lũ và phòng chống lũ trở nên rất nghiêm trọng", Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cho biết.
Đợt nước dâng mới dù vậy sẽ tiếp tục xuất hiện.
Các nhà chức trách đã yêu cầu nơi vận hành hồ chứa Tam Hiệp cân đối khả năng trữ nước để chuẩn bị cho việc nước đổ về nhiều hơn, và dự báo thêm 3 ngày mưa lớn ở khu vực phía Nam.
Lúc 14h ngày Chủ nhật (26/7), Tam Hiệp ghi nhận dòng chảy 50.000 m3/giây và đài quan sát quốc gia tiếp tục đưa ra cảnh báo màu xanh cho mưa bão ở một số tỉnh và khu vực. Cơn mưa xối xả kể từ tối thứ Bảy (25/7) đã tàn phá khắp tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc.
Chính quyền địa phương vào sáng Chủ nhật đã tăng phản ứng khẩn cấp lũ lụt từ mức cao thứ hai lên mức cảnh báo cao nhất.
Phía Nam Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt sau khi mực nước đạt kỷ lục. Hơn 2 triệu người được sơ tán trong tháng này dọc theo sông Dương Tử, 142 người chết hoặc mất tích kể từ khi trận lụt bắt đầu. Nó gây thiệt hại hơn 116 tỷ nhân dân tệ (17 tỷ USD) và ảnh hưởng đến hơn 2,4 triệu ha cây trồng trong tháng 7.
Hồ chứa Tam Hiệp đang dự kiến dòng nước sẽ tăng lên khoảng 60.000 m3/s vào 28/7. Mực nước hồ ở mức 159,46 mét. Sức chứa tối đa của nó là 175 mét.
Một số nhà môi trường đổ lỗi đợt lũ lụt nghiêm trọng năm nay ở Trung Quốc cho biến đổi khí hậu. Những người khác đang lo ngại về các con đập của Trung Quốc - bao gồm cả Tam Hiệp, nơi đang phải vật lộn với dòng nước cực đoan. Con đập đã từng là một niềm tự hào lớn của quốc gia này.
Các chuyên gia cho rằng lượng mưa lớn nhất trong nhiều thập kỷ đã cho thấy sự phụ thuộc quá mức của Trung Quốc vào các công trình kỹ thuật khổng lồ như đập Tam Hiệp, trong việc điều tiết và sử dụng nguồn cung cấp nước.
Bình luận