(VTC News) – Không phải đến khi Myanmar đòi Việt Nam nhường 7 HCV Vovinam mới dấy lên chuyện một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á không muốn dự SEA Games 27.
Trưởng đoàn thể thao Philippines - ông Jeff Tamayo - đã có phát biểu trên The Stars khi chủ nhà Myanmar công bố các môn thi đấu SEA Games 27: “Có rất nhiều môn mới được chủ nhà Myanmar đưa vào SEA Games lần này. Và đó là những môn hầu như chỉ chơi được ở Myanmar. Thậm chí, có môn người Philippines và nhiều quốc gia khác trong khu vực còn chưa từng nghe đến tên. Ví dụ như môn “Chinlone” - một môn bóng cổ truyền của người Miến Điện.
Trong khi đó các môn nằm trong hệ thống thi đấu của Olympic như quần vợt hay thể dục dụng cụ đã bị phía chủ nhà Myanmar gạt ra khỏi danh sách thi đấu, có thể chỉ là vì các VĐV của nước chủ nhà không giỏi mấy môn này”
Sau nhiều bàn cãi, cuối cùng Philippines vẫn quyết định cử lực lượng dự SEA Games 27. Tuy nhiên, Philippines không mong chờ gì vào việc sẽ giành được nhiều huy chương.
“Philippines sẽ chỉ cử vận động viên tham dự 27 trong tổng số 33 môn của SEA Games lần này và con số sẽ còn giảm xuống nếu ngân sách quá eo hẹp. Chúng tôi hứa sẽ cử đi những VĐV xuất sắc vì đây không phải là một cuộc tranh tài cá nhân. Nhưng cũng thẳng thắn, cơ hội giành chiến thắng của chúng tôi là không cao. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần nhiều môn không có huy chương hoặc nếu có thì cũng không dám mơ tưởng đến vàng hay bạc...” – Ông Tamayo cho biết thêm.
SEA Games đang kéo tụt thể thao Việt Nam?
Sự thiếu chuyên nghiệp, tính chất thời vụ mà các kỳ SEA Games đã và đang tạo ra làm ảnh hưởng rất lớn đến thành tích, khả năng cạnh tranh của Thể thao Đông Nam Á nói chung và Thể thao Việt Nam nói riêng trên các đấu trường châu lục và thế giới.
Trong vòng 3 năm qua, Thể thao Việt Nam gần như thất bại nặng nề khi xuất quân vào những đấu trường lớn. Tại ASIAD Quảng Châu 2010, chúng ta phải mỏi mắt chờ một tấm HCV của Lê Bích Phương ở môn Karate. Chung cuộc, Thể thao Việt Nam xếp hạng 26/34 toàn đoàn, tụt lại 7 bậc so với ASIAD 2006 ở Doha, Qatar.
Còn Olympic 2012 trở thành một dẫn chứng sinh động hơn cho sự thất bại của Thể thao Việt Nam. Chúng ta đã đến London với số VĐV kỷ lục song chỉ có thể đặt mục tiêu giành một huy chương.
Rốt cuộc, hầu hết các VĐV của Việt Nam đều bị loại sớm và một vài VĐV được kỳ vọng thì cũng đã gây thất vọng não nề. Việt Nam trắng tay tại Thế vận hội lần thứ 30 trong khi 4 năm trước tại Bắc Kinh, chúng ta ít ra cũng có được 1 tấm HCB.
Nhìn sang các nước trong khu vực cũng chẳng thấy khá khẩm hơn. Cũng giống như Việt Nam, Thái Lan đến Olympic bằng lực lượng hùng hậu và đặt mục tiêu giành 11 HCV. Thế nhưng cái đích ấy nhanh chóng bị sập sau hàng loạt thất bại. Kết thúc Olympic London 2012, thành tích của cả khu vực Đông Nam Á là "trắng" huy chương Vàng, rất ít huy chương Bạc và Đồng.
Đó là thước đó chính xác và cũng đầy cay đắng về thực lực trình độ của vùng trũng Đông Nam Á. Nó cũng là hệ quả tất yếu của nền thê thao khu vực đã biến SEA Games của mình thành cái “ao làng”. Và rồi sau những trái đắng, Thái Lan, Malaysia, Phillippines đã ngầm gửi thông điệp, sẽ không theo đuổi cuộc đua thành tích ở SEA Games nữa.
Còn Việt Nam thì sao?
Hà Thành
Philippines từng muốn tẩy chay
Philippines là quốc gia đi đầu và phản ứng mạnh mẽ nhất với chủ nhà SEA Games 27 là Myanmar khi họ quyết định đưa vào nội dung thi đấu của Ngày hội thể thao khu vực những môn thi đấu mà chỉ có VĐV Myanmar chơi được.
Chủ trương “độc diễn” của thể thao Miến Điện khiến giới chức thể thao Philippines ban đầu đã tuyên bố sẽ chỉ cử một phái đoàn đại diện tới Myanmar dự SEA Games 2013 chứ nhất định không cho quân đi thi đấu. Thậm chí, có một số ý kiến còn yêu cầu tẩy chay ngày hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á lần thứ 27 này.
Chủ nhà Myanmar đanh có chủ trương "độc diễn" SEA Games quá lớn. |
Trưởng đoàn thể thao Philippines - ông Jeff Tamayo - đã có phát biểu trên The Stars khi chủ nhà Myanmar công bố các môn thi đấu SEA Games 27: “Có rất nhiều môn mới được chủ nhà Myanmar đưa vào SEA Games lần này. Và đó là những môn hầu như chỉ chơi được ở Myanmar. Thậm chí, có môn người Philippines và nhiều quốc gia khác trong khu vực còn chưa từng nghe đến tên. Ví dụ như môn “Chinlone” - một môn bóng cổ truyền của người Miến Điện.
Trong khi đó các môn nằm trong hệ thống thi đấu của Olympic như quần vợt hay thể dục dụng cụ đã bị phía chủ nhà Myanmar gạt ra khỏi danh sách thi đấu, có thể chỉ là vì các VĐV của nước chủ nhà không giỏi mấy môn này”
Sau nhiều bàn cãi, cuối cùng Philippines vẫn quyết định cử lực lượng dự SEA Games 27. Tuy nhiên, Philippines không mong chờ gì vào việc sẽ giành được nhiều huy chương.
“Philippines sẽ chỉ cử vận động viên tham dự 27 trong tổng số 33 môn của SEA Games lần này và con số sẽ còn giảm xuống nếu ngân sách quá eo hẹp. Chúng tôi hứa sẽ cử đi những VĐV xuất sắc vì đây không phải là một cuộc tranh tài cá nhân. Nhưng cũng thẳng thắn, cơ hội giành chiến thắng của chúng tôi là không cao. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần nhiều môn không có huy chương hoặc nếu có thì cũng không dám mơ tưởng đến vàng hay bạc...” – Ông Tamayo cho biết thêm.
SEA Games đang kéo tụt thể thao Việt Nam?
Sự thiếu chuyên nghiệp, tính chất thời vụ mà các kỳ SEA Games đã và đang tạo ra làm ảnh hưởng rất lớn đến thành tích, khả năng cạnh tranh của Thể thao Đông Nam Á nói chung và Thể thao Việt Nam nói riêng trên các đấu trường châu lục và thế giới.
Thể thao Việt Nam và khu vực đang tụt lại so với châu lục và thế giới? |
Trong vòng 3 năm qua, Thể thao Việt Nam gần như thất bại nặng nề khi xuất quân vào những đấu trường lớn. Tại ASIAD Quảng Châu 2010, chúng ta phải mỏi mắt chờ một tấm HCV của Lê Bích Phương ở môn Karate. Chung cuộc, Thể thao Việt Nam xếp hạng 26/34 toàn đoàn, tụt lại 7 bậc so với ASIAD 2006 ở Doha, Qatar.
Còn Olympic 2012 trở thành một dẫn chứng sinh động hơn cho sự thất bại của Thể thao Việt Nam. Chúng ta đã đến London với số VĐV kỷ lục song chỉ có thể đặt mục tiêu giành một huy chương.
Rốt cuộc, hầu hết các VĐV của Việt Nam đều bị loại sớm và một vài VĐV được kỳ vọng thì cũng đã gây thất vọng não nề. Việt Nam trắng tay tại Thế vận hội lần thứ 30 trong khi 4 năm trước tại Bắc Kinh, chúng ta ít ra cũng có được 1 tấm HCB.
Nhìn sang các nước trong khu vực cũng chẳng thấy khá khẩm hơn. Cũng giống như Việt Nam, Thái Lan đến Olympic bằng lực lượng hùng hậu và đặt mục tiêu giành 11 HCV. Thế nhưng cái đích ấy nhanh chóng bị sập sau hàng loạt thất bại. Kết thúc Olympic London 2012, thành tích của cả khu vực Đông Nam Á là "trắng" huy chương Vàng, rất ít huy chương Bạc và Đồng.
Đó là thước đó chính xác và cũng đầy cay đắng về thực lực trình độ của vùng trũng Đông Nam Á. Nó cũng là hệ quả tất yếu của nền thê thao khu vực đã biến SEA Games của mình thành cái “ao làng”. Và rồi sau những trái đắng, Thái Lan, Malaysia, Phillippines đã ngầm gửi thông điệp, sẽ không theo đuổi cuộc đua thành tích ở SEA Games nữa.
Còn Việt Nam thì sao?
Hà Thành
Bình luận