Trong buổi toạ đàm khoa học “Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển Việt Nam dưới góc độ pháp luật quốc tế”, TS Phan Chí Hiếu - Hiệu trưởng trường ĐH Luật Hà Nội cho rằng cần sớm có đề án mở chuyên ngành đào tạo Luật biển quốc tế.
TS Hiếu cho rằng đấu tranh với sự ngang ngược của Trung Quốc, chúng ta phải sử dụng công lý, luật pháp để nhận được sự ủng hộ của quốc tế mang lại hoà bình cho đất nước.
Vì vậy, yêu cầu phải đào tạo được những chuyên gia trong lĩnh vực Luật biển quốc tế là đòi hỏi vô cùng cấp bách.
Hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội cũng thông tin thêm đang tích cực chuẩn bị cho đề án mở chuyên ngành đào tạo về Luật biển quốc tế.
"Ý tưởng mở chuyên ngành riêng đào tạo về Luật biển quốc tế đã được nhà trường nung nấu từ giữa năm 2013, trước tình hình biển Đông và sự gia tăng xung đột trên biển Đông, đặc biệt là trước hành động gây hấn của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển Việt Nam thời gian gần đây", TS Hiếu nói.
Vì vậy, ĐH Luật Hà Nội đang gấp rút hoàn thành đề án, dự kiến trong năm nay sẽ hoàn thành để trình Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT sẽ xem xét cơ sở đào tạo có đáp ứng yêu cầu về lực lượng giảng viên, cơ sở vật chất, đánh giá nhu cầu xã hội thì mới cho phép.
Vị hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội cũng cho biết nhà trường sẽ dành nhiều những hỗ trợ cho sinh viên theo đuổi chuyên ngành Luật biển quốc tế. "Tôi mong rằng sinh viên xác định thái độ học tập đúng đắn, đầu tư chuyên sâu để nghiên cứu lĩnh vực Luật biển. Tôi biết rằng nghiên cứu chuyên ngành này sẽ không hấp dẫn bằng các chuyên ngành như Luật kinh tế, Luật thương mại ... nên nhà trường sẽ có những biện pháp hỗ trợ cụ thể về điều kiện vật chất và học tập cho sinh viên", TS Hiếu chia sẻ.
Nếu được Bộ GD-ĐT đồng ý mở chuyên ngành này, ĐH Luật Hà Nội sẽ dành những điều kiện tốt nhất cho các sinh viên đăng ký học chuyên ngành này bao gồm học phí, học bổng, giáo trình...
Trước mắt, nhà trường khuyến khích sinh viên và nghiên cứu sinh thực hiện những nghiên cứu thuộc đề tài Luật biển.
Để sinh viên, và nhân dân có hiểu biết sâu hơn, ĐH Luật Hà Nội cũng liên tục tổ chức những hội thảo, toạ đàm về vấn đề Luật biển, luật pháp quốc tế để sinh viên có kiến thức chuyên sâu, kích thích ham muốn tìm tòi và nghiên cứu của sinh viên về vấn đề này, từ đó có thêm nhiều đóng góp cho việc bảo vệ chủ quyền đất nước trong tương lai.
"Đối với sinh viên, cách thiết thực nhất để đóng góp cho đất nước là học thật tốt, nghiên cứu thật sâu các vấn đề pháp lý về biển đảo. Các em cũng phải theo dõi sát sao các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước để thực hiện đúng, yêu nước đúng cách, tuyệt đối không manh động, tránh không để những phần tử xấu lôi kéo", vị hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội nhắn nhủ các em sinh viên.
Minh Đức
TS Phan Chí Hiếu - Hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội |
Vì vậy, yêu cầu phải đào tạo được những chuyên gia trong lĩnh vực Luật biển quốc tế là đòi hỏi vô cùng cấp bách.
Hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội cũng thông tin thêm đang tích cực chuẩn bị cho đề án mở chuyên ngành đào tạo về Luật biển quốc tế.
"Ý tưởng mở chuyên ngành riêng đào tạo về Luật biển quốc tế đã được nhà trường nung nấu từ giữa năm 2013, trước tình hình biển Đông và sự gia tăng xung đột trên biển Đông, đặc biệt là trước hành động gây hấn của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển Việt Nam thời gian gần đây", TS Hiếu nói.
Vì vậy, ĐH Luật Hà Nội đang gấp rút hoàn thành đề án, dự kiến trong năm nay sẽ hoàn thành để trình Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT sẽ xem xét cơ sở đào tạo có đáp ứng yêu cầu về lực lượng giảng viên, cơ sở vật chất, đánh giá nhu cầu xã hội thì mới cho phép.
Vị hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội cũng cho biết nhà trường sẽ dành nhiều những hỗ trợ cho sinh viên theo đuổi chuyên ngành Luật biển quốc tế. "Tôi mong rằng sinh viên xác định thái độ học tập đúng đắn, đầu tư chuyên sâu để nghiên cứu lĩnh vực Luật biển. Tôi biết rằng nghiên cứu chuyên ngành này sẽ không hấp dẫn bằng các chuyên ngành như Luật kinh tế, Luật thương mại ... nên nhà trường sẽ có những biện pháp hỗ trợ cụ thể về điều kiện vật chất và học tập cho sinh viên", TS Hiếu chia sẻ.
Nếu được Bộ GD-ĐT đồng ý mở chuyên ngành này, ĐH Luật Hà Nội sẽ dành những điều kiện tốt nhất cho các sinh viên đăng ký học chuyên ngành này bao gồm học phí, học bổng, giáo trình...
Kiên trì đấu tranh với Trung Quốc dựa trên luật pháp quốc tế |
Để sinh viên, và nhân dân có hiểu biết sâu hơn, ĐH Luật Hà Nội cũng liên tục tổ chức những hội thảo, toạ đàm về vấn đề Luật biển, luật pháp quốc tế để sinh viên có kiến thức chuyên sâu, kích thích ham muốn tìm tòi và nghiên cứu của sinh viên về vấn đề này, từ đó có thêm nhiều đóng góp cho việc bảo vệ chủ quyền đất nước trong tương lai.
"Đối với sinh viên, cách thiết thực nhất để đóng góp cho đất nước là học thật tốt, nghiên cứu thật sâu các vấn đề pháp lý về biển đảo. Các em cũng phải theo dõi sát sao các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước để thực hiện đúng, yêu nước đúng cách, tuyệt đối không manh động, tránh không để những phần tử xấu lôi kéo", vị hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội nhắn nhủ các em sinh viên.
Minh Đức
Bình luận