(VTC News) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vĩ Dân hôm 6/6 nói, tàu công vụ cuối cùng của Philippines cũng đã rút khỏi bãi Scarborough/Hoàng Nham.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vĩ Dân hôm 6/6 nói, tàu công vụ cuối cùng của Philippines cũng đã rút khỏi bãi Scarborough/Hoàng Nham.
Trong bản tin của Tân Hoa Xã, ông Lưu được trích lời nói rằng, môi trường sinh thái ở bãi Scarborough/Hoàng Nham rất kém, Trung Quốc vẫn chưa cho phép tàu loại lớn hoạt động trong khu vực này.
Ngày 30/5, Trung Quốc đã điều 2 tàu công vụ tiến vào vùng nước ở bãi Scarborough/Hoàng Nham, và rời khỏi đó vào ngày 6/5.
Ông Lưu nói tàu công vụ của Trung Quốc 'đã hoàn thành nhiệm vụ' sau khi 'sắp xếp lại hiện trường do các tàu công vụ Philippines để lại'.
Trong khi đó, sáng nay (7/6), Thứ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Honorio Azcueta tuyên bố: "Chỉ cần chính phủ Philippines cho phép, thì trong tương lai, quân đội, chiến hạm và trực thăng Mỹ có thể sử dụng lại căn cứ cũ của họ ở Vịnh Subic, tỉnh Zambales và Clark Field (Pampanga)".
Bãi đá Scarborough/Hoàng Nham cách vịnh Subic của Philippines 234 km về phía tây. Subic từng là căn cứ quân sự lớn của Mỹ, sau đó Philippines đã mở cửa tự do và chuyển thành khu nghỉ dưỡng, khu công nghiệp nhẹ.
Cùng ngày, Bộ tài nguyên Trung Quốc tiết lộ, trong năm nay, tàu khoa học Hải Dương số 6 của Trung Quốc sẽ nghiên cứu đá cháy ở Biển Đông, và sẽ lấy mẫu thử vào năm tới. Trong dự án này, một số nhà khoa học nước ngoài được mời tham gia hợp tác.
Giám đốc trung tâm nghiên cứu Hải dương, Giáo sư đại học địa chất Trung Quốc nói, hiện nay, nguồn dầu ở phía Nam Biển Đông dồi dào hơn nguồn dầu ở phía Bắc Biển Đông.
Trong diễn biến khác, báo giới Trung Quốc hôm qua (6/6) nói rằng, tàu công vụ cuối cùng của Philippines đã rút khỏi bãi đá Scarborough/Hoàng Nham, trong khi tàu Trung Quốc vẫn ở đó để 'duy trì pháp luật.
Về phía mình, báo giới Philippines nói rằng, tàu công vụ của cả Trung Quốc và Philippines đều đã rút khỏi bãi Scarborough/Hoàng Nham.
Kể từ khi va chạm xảy ra hồi đầu tháng 4, truyền thông hai nước cũng có những cuộc khẩu chiến quanh vấn đề chủ quyền.
Bãi Scarborough/Hoàng Nham là bãi cạn không có người sinh sống, nằm cách đảo Luzon của Philippines 230km về phía Tây.
Đỗ Hường
Trong bản tin của Tân Hoa Xã, ông Lưu được trích lời nói rằng, môi trường sinh thái ở bãi Scarborough/Hoàng Nham rất kém, Trung Quốc vẫn chưa cho phép tàu loại lớn hoạt động trong khu vực này.
Ngày 30/5, Trung Quốc đã điều 2 tàu công vụ tiến vào vùng nước ở bãi Scarborough/Hoàng Nham, và rời khỏi đó vào ngày 6/5.
Ông Lưu nói tàu công vụ của Trung Quốc 'đã hoàn thành nhiệm vụ' sau khi 'sắp xếp lại hiện trường do các tàu công vụ Philippines để lại'.
Trong khi đó, sáng nay (7/6), Thứ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Honorio Azcueta tuyên bố: "Chỉ cần chính phủ Philippines cho phép, thì trong tương lai, quân đội, chiến hạm và trực thăng Mỹ có thể sử dụng lại căn cứ cũ của họ ở Vịnh Subic, tỉnh Zambales và Clark Field (Pampanga)".
Bãi đá Scarborough/Hoàng Nham cách vịnh Subic của Philippines 234 km về phía tây. Subic từng là căn cứ quân sự lớn của Mỹ, sau đó Philippines đã mở cửa tự do và chuyển thành khu nghỉ dưỡng, khu công nghiệp nhẹ.
Căn cứ hải quân và không quân Mỹ tại vịnh Subic năm 1990 |
Giám đốc trung tâm nghiên cứu Hải dương, Giáo sư đại học địa chất Trung Quốc nói, hiện nay, nguồn dầu ở phía Nam Biển Đông dồi dào hơn nguồn dầu ở phía Bắc Biển Đông.
Trong diễn biến khác, báo giới Trung Quốc hôm qua (6/6) nói rằng, tàu công vụ cuối cùng của Philippines đã rút khỏi bãi đá Scarborough/Hoàng Nham, trong khi tàu Trung Quốc vẫn ở đó để 'duy trì pháp luật.
Về phía mình, báo giới Philippines nói rằng, tàu công vụ của cả Trung Quốc và Philippines đều đã rút khỏi bãi Scarborough/Hoàng Nham.
Kể từ khi va chạm xảy ra hồi đầu tháng 4, truyền thông hai nước cũng có những cuộc khẩu chiến quanh vấn đề chủ quyền.
Bãi Scarborough/Hoàng Nham là bãi cạn không có người sinh sống, nằm cách đảo Luzon của Philippines 230km về phía Tây.
Đỗ Hường
Bình luận