1. Rừng tràm đẹp nhất Việt Nam nằm ở tỉnh nào?
- A
Tiền Giang
- B
Hậu Giang
- C
Sóc Trăng
- D
An Giang
Năm 2020, rừng tràm Trà Sư (tỉnh An Giang) được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất ở Việt Nam để du lịch vào mùa nước nổi.
Nằm cách thành phố Châu Đốc, An Giang khoảng 30 km về phía Tây Nam và thành phố Long Xuyên khoảng 60 km, rừng tràm Trà Sư có diện tích 845ha vùng lõi và 643 ha vùng đệm nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, được công nhận là khu bảo vệ cảnh quan năm 2005. Trà Sư được xem như là nhà, là nơi sinh sống của nhiều loại chim, cò, thú quý hiếm được ghi vào sách đỏ như Giang Sen, Điêng Điểng, cò Ấn Độ.
2. "Cầu tre vạn bước" trong khuôn viên rừng tràm Trà Sư dài bao nhiêu km?
- A
5
- B
10
Cầu tre vạn bước là cây cầu dài 10 km được khánh thành vào đầu năm 2020. Với kiến trúc độc đáo là những thanh tre ghép lại với nhau. Mới đây, cầu tre đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là "Cầu tre dài nhất Việt Nam trong rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam".
- C
15
- D
20
3. An Giang có bao nhiêu đơn vị hành chính?
- A
10
- B
11
Theo web Đảng bộ tỉnh An Giang, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.536,76 km2. An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm, 2 thành phố (Long Xuyên, Châu Đốc); 1 thị xã (Tân Châu) và 8 huyện (An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân); trong đó 7 đơn vị loại I và 4 đơn vị loại II. Có 156 đơn vị hành chính cấp xã gồm 21 phường; 16 thị trấn; 119 xã (trong đó có 127 đơn vị hành chính loại I và 29 đơn vị hành chính loại II) và 888 khóm, ấp. Dân số tính từ ngày 1/4/2019 là 1.908.352 người.
- C
12
- D
13
4. Lễ hội nào ở An Giang có quy mô lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long?
- A
Lễ Dolta và hội đua bò Bảy Núi
- B
Lễ hội Đình Châu Phú
- C
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ
Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là một trong những lễ hội quy mô lớn nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra vào các ngày 22, 23 tháng 4 âm lịch. Lễ hội này được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là lễ hội cấp quốc gia.
Lễ Vía Bà Chúa Xứ diễn ra với các nghi thức như Lễ phục hiện rước tượng bà, lễ tắm bà, lễ thỉnh sắc thần Thoại Ngọc Hầu, lễ Túc Yết, lễ xây chầu.
Lễ Vía Bà Chúa Xứ mang ý nghĩa tạ ơn những công đức của bà đối với nhân dân và cầu mong mưa thuận gió hòa, đất đai phì nhiêu, mùa màng tươi tốt, nhân dân no ấm…
Đi kèm với phần lễ là phần hội được tổ chức sôi nổi, mang đậm nét đẹp văn hóa sông nước như các trò chơi dân gian, đua thuyền rồng, trình diễn văn nghệ dân tộc, thả đèn hoa trên ngã ba sông Châu Ðốc, múa lân sư rồng tại Miếu Bà. - D
Lễ hội Nghinh Ông
6. Đâu là một trong những chợ nổi, nổi tiếng tại An Giang?
- A
Chợ nổi Ngã Bảy
- B
Chợ nổi Ngã Năm
- C
Chợ nổi Long Xuyên
Chợ nổi Long Xuyên nằm trên dòng sông Hậu, tỉnh An Giang được hình thành từ rất lâu. Mặc dù giao thông thuận lợi và phát triển, nhưng chợ nổi Long Xuyên vẫn tồn tại và giữ nguyên những nét bình dị, nguyên sơ như chính những con người sông nước miền Tây cho đến ngày nay. Đây chính là một trong những nét văn hóa độc đáo của người dân An Giang nói riêng và người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Chợ nổi Long Xuyên, tỉnh An Giang bắt đầu họp từ 5-6 giờ sáng đến khoảng 8 giờ sẽ vãn dần. Cũng giống như những mô hình chợ nổi khác của miền Tây Nam bộ, chợ nổi Long Xuyên chủ yếu kinh doanh các mặt hàng nông sản, trái cây, nhu yếu phẩm, thực phẩm.
Điều đặc biệt nhất ở chợ nổi Long Xuyên đó là tất cả các mặt hàng đều được bán với giá rất rẻ. Bởi chợ nổi Long Xuyên là chợ đầu mối chủ yếu bán buôn. Thương hồ thường mua hàng trên chợ nổi Long Xuyên để mang đi các chợ trong và ngoài tỉnh An Giang để tiêu thụ. - D
Chợ nổi Cái Bè
5. Tên loài cá đặc trưng ở An Giang, được địa phương xây tượng đài để tạ ơn?
- A
Cá Mú
- B
Cá Nâu
- C
Cá Dìa
- D
Cá Basa
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, tỉnh này nằm ở vùng hạ lưu sông Mekong, đầu nguồn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. An Giang có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với hai con sông Tiền, Hậu cùng với nhánh sông Châu Đốc, sông Vàm Nao. Những điều kiện này giúp tỉnh phát triển mạnh nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản.
An Giang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản, nhất là cá tra, cá basa.
Với những thành quả đó, thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang xây dựng tượng đài cá basa, nhằm thể hiện niềm tự hào về nguồn lợi thủy sản và tôn vinh những người làm nghề nuôi cá lặng lẽ cống hiến cho quê hương. Ngày nay, tượng đài cá basa là điểm nhấn của Châu Đốc, đồng thời là địa điểm không thể bỏ qua cho những ai đến với thành phố này.
Bình luận