1. Quốc gia nào đông dân nhất thế giới?
- A
Ấn Độ
Số liệu của Liên Hiệp Quốc vừa công bố hồi tháng 7/2023 cho thấy Ấn Độ đã soán ngôi quốc gia đông dân nhất thế giới của Trung Quốc.
Ấn Độ cán mốc 1.425.782.975 người, trong khi quy mô dân số của Trung Quốc giảm còn 1.425.748.032 người. Trung Quốc vốn giữ vị trí quốc gia đông dân nhất thế giới kể từ năm 1950, khi Liên hợp quốc bắt đầu công bố dữ liệu dân số.
Kết quả phân tích cho thấy, tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm song số dân Ấn Độ vẫn có thể đạt 1,668 tỷ người vào năm 2050.
Hai quốc gia đông dân tiếp theo là Trung Quốc và Mỹ được dự báo có tốc độ tăng chậm, thậm chí quy mô sẽ thu nhỏ lại. - B
Trung Quốc
- C
Mỹ
- D
Nga
2. Diện tích quốc gia này lớn thứ mấy châu Á?
- A
1
- B
2
Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, Nepal, Bhutan; phía Đông Bắc giáp Myanmar, Bangladesh; Tây Bắc giáp Pakistan và Afghanistan; phía Tây, Đông và Nam là Ấn Độ Dương bao bọc.
Ấn Độ có diện tích gần 3,3 triệu km2, lớn thứ hai châu Á (chỉ sau Trung Quốc) và lớn thứ bảy thế giới. Quốc gia này có khoảng 15.200 km đường biên giới đất liền và hơn 7.500 km bờ biển. - C
3
- D
4
3. Ngôi đền nào tại Ấn Độ là một trong bảy kỳ quan của thế giới, được UNESCO công nhận là di sản thế giới?
- A
Đền Vàng (Đền Harmandir Sahib)
- B
Đền Hoa Sen (Lotus Temple)
- C
Pháo đài đỏ Agra
- D
Đền Taj Mahal
Đền Taj Mahal nằm bên bờ sông Yamuna, thuộc tỉnh Agra, Ấn Độ, là lăng mộ hoành tráng do hoàng đế Mughal Shah Jahan cho xây dựng nhằm tưởng nhớ người vợ quá cố thân yêu của mình – Mumtaz Mahal. Công trình bắt đầu được xây dựng năm 1632 và mất khoảng 15 năm để hoàn thành, trở thành một trong các kỳ quan thế giới mới ngày nay.
Toàn bộ ngôi mộ được xây dựng bằng đá cẩm thạch, gồm 4 tháp, mỗi tháp cao hơn 13 tầng. Taj Mahal là sự kết hợp của nhiều phong cách kiến trúc, gồm phong cách kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo. Công trình được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1983 và mô tả là “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới”.
4. Người dân Ấn Độ theo đạo nào là chủ yếu?
- A
Đạo Phật
- B
Đạo Hindu
Theo Cổng thông tin Bộ Ngoại giao Việt Nam, hơn 80% dân số Ấn Độ theo đạo Hindu, Hồi giáo chiếm hơn 13%, Thiên chúa giáo chiếm hơn 2%, đạo Xích (Sikh) chiếm gần 2%, số nhỏ còn lại theo các tôn giáo khác. Đạo Phật không phải là tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ.
Nhiều công trình Hindu giáo ở Ấn Độ nổi tiếng thế giới, như Kanchipuram - thành phố của 1.000 ngôi đền; đền Sri Ranganathaswamy ở Srirangam; Trichy - một trong những ngồi đền thờ thần Vishnu quan trọng nhất hay đền vàng Srilakshmi ở Vellore - ngôi đền thờ thần Lakshmi, vị thần ban ấm no, thịnh vượng cho dân chúng. - C
Thiên Chúa Giáo
- D
Kitô Giáo
5. Ấn Độ nổi tiếng với dòng sông nào?
- A
Sông Danube
- B
Sông Mê Kông
- C
Sông Hằng
Sông Hằng là con sông được mệnh danh là linh thiêng nhất của đất nước Ấn Độ. Sông Hằng dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Himalaya của Bắc Trung Bộ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.
Tên của sông Hằng được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga. Lưu vực của sông rộng 907.000 km2, một trong những khu vực màu mỡ và có mật độ dân số lớn nhất thế giới.
Ở Ấn Độ, sông Hằng không chỉ là một con sông, đó còn là đại diện của tôn giáo, công nghiệp, nông nghiệp và chính trị.
Với những người theo đạo Hindu, sông Hằng được biết đến với cái tên “Ganga Ma” - có nghĩa là Mẹ Hằng. Nó là trung tâm của đời sống tinh thần của hơn một tỷ người. Hàng năm, hàng triệu người hành hương theo đạo Hindu đến thăm các ngôi đền và các thánh địa khác dọc theo sông Hằng.
Con sông còn có vai trò quan trọng về lịch sử với nhiều thủ đô, thủ phủ của các đế quốc trước đây (như Pataliputra,Kannauj, Kara, Kashi, Allahabad, Murshidabad, Munger, Baharampur, Kampilya, và Kolkata) nằm dọc theo bờ sông này. - D
Sông Nile
6. Con vật nào dưới đây là biểu tượng của Ấn Độ?
- A
Hổ Bengal
Theo World Wide Life (WWF), hổ Bengal được tìm thấy chủ yếu ở Ấn Độ và một số lượng nhỏ ở Bangladesh, Nepal, Bhutan, Trung Quốc và Myanmar. Hiện, đây là loài hổ có số lượng lớn nhất trong tự nhiên với hơn 2.500 con. Chương trình bảo tồn hổ vào những năm 1970 đã giúp loài hổ này ổn định về số lượng, nhưng việc nhiều người ở châu Á săn tìm hổ trong những năm gần đây khiến chúng bị đe dọa và nguy cơ tuyệt chủng.
Ngoài việc chọn hổ Bengal làm con vật biểu tượng quốc gia, Ấn Độ còn chọn chim công lam là loài chim quốc gia. Chúng được bầu chọn làm quốc điểu của quốc gia Nam Á này vào năm 1963 nhờ sự phân bố rộng rãi, ngoại hình đẹp và những ý nghĩa quan trọng trong Hindu và Phật giáo. - B
Tê giác Ấn Độ
- C
Voi Ấn Độ
- D
Sư Tử
Bình luận