Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng: chuột là một loài có thể gây bệnh như dịch hạch, vì thế, chúng ta chẳng còn lý do chính đáng nào để tiếp tục ăn loại thực phẩm này.
"Tôi biết trước rằng, khi bài viết này của tôi lên báo, tôi sẽ bị không ít người phản ứng. Nhưng tôi vẫn muốn lên tiếng về chuyện ăn thịt chuột của người Việt Nam chúng ta", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.
Có những thói quen tôi thấy chúng ta nên từ bỏ. Một trong những thói quen ấy là ăn thịt chuột. Nếu bây giờ là những năm 50, 60... của thế kỷ trước, tôi sẽ không dám công khai kêu gọi mọi người từ bỏ món ăn này.
Bởi những năm tháng đó đầy đói nghèo và thiếu thốn, thịt chuột có thể là một nguồn cung cấp dinh dưỡng ở mức độ nào đó. Và chính tôi là người đã từng ăn thịt chuột trong những năm tháng ấy.
Ngày đó, nếu tôi phản đối thì có vẻ tôi là kẻ nhẫn tâm. Nhưng đến bây giờ, sự thiếu thốn thực phẩm nhiều dinh dưỡng không còn như những năm tháng đó nữa. Bởi thế, lý do vì “sự sống” không còn là lý do để chúng ta có thể chấp nhận việc ăn thịt chuột.
Thịt chuột không phải là loại thực phẩm có thể làm cho con người trở nên thông minh đặc biệt, cải thiện sức khỏe một cách kỳ diệu hay một loại thuốc tiên để chữa một trong những bệnh nan y nào đó. Bây giờ chúng ta ăn thịt chuột chỉ vì sự khoái khẩu chứ không vì bất cứ một lý do nào khác.
Hơn nữa, chuột là một loài có thể gây bệnh như dịch hạch chẳng hạn. Chính vì thế, chúng ta chẳng còn lý do chính đáng nào để tiếp tục ăn loại thực phẩm này.
Đó là những con chuột sống chui rúc trong những cống nước tối đen và hôi thối, những khu vực đổ rác bẩn thỉu đầy ruồi và dòi bọ...
Không chỉ tôi mà càng ngày càng nhiều người nhận thấy rằng: việc ăn thịt chuột luôn mang cảm giác con người đang sống ở một thời “hoang dã”. Chỉ là cảm giác thôi nhưng cảm giác đó không bao giờ từ bỏ tôi.
Nhiều người đã ăn những con “chuột sạch” và cả những con chuột “bẩn” một cách hãi hùng. Đó là những con chuột sống chui rúc trong những cống nước tối đen và hôi thối, những khu vực đổ rác bẩn thỉu đầy ruồi và ròi bọ...
Chỉ nhìn những cảnh ấy thôi, quá nhiều người đã không thể chịu đựng nổi khi thấy những con chuột kia hiện lên trên đĩa sứ trắng trong các bữa ăn. Tôi chỉ đang nói cám giác có thực của cá nhân tôi và của không ít người mà thôi.
Tôi cũng không hiểu sao hiện nay khá nhiều trang báo, website... nói rất “say đắm” về thịt chuột. Người ăn thịt chuột không có tội. Người phản đối ăn thịt chuột cũng không có tội. Nhưng chúng ta đều có quyền bàn về chuyện ăn uống này.
Không ít những trang mạng còn đưa những video cảnh làm thịt chuột đầy “hãi hùng”. Một người ngồi giữa thanh thiên bạch nhật vừa cười nói vừa điềm nhiên cắt từng cái chân, đuôi, cắt từng cái đầu những con chuột sống đang giãy giụa trong tay và máu chuột chảy ra bê bết.
Tôi chưa nói đến những người nước ngoài nhìn thấy cảnh đó chắc chắn họ sẽ rùng mình về chúng ta, mà tôi nói đến những đứa trẻ nhìn thấy cảnh đó thì sao. Chúng ta có nên tuyên truyền về chuyện này không?
Có lần tôi đã chứng kiến một đứa trẻ khoảng bốn, năm tuổi ngồi sau xe máy của mẹ nó đã kêu lên: “Mẹ ơi, người chết” khi nó nhìn thấy một chiếc xe máy chạy cùng chiều chở những con lợn nguyên con đã mổ banh bụng ra. Những người nước ngoài đã làm phim về quá trình làm thịt chó, thịt chuột và hành động ăn các món ẩm thực này của chúng ta.
Phim được người nước ngoài xem rất đông. Và tôi muốn hỏi các bạn rằng: họ làm phim và xem những phim như thế là vì mục đích gì ? Vì xem một phong tục văn hóa chăng ? Tất nhiên không ai thừa nhận mục đích này kể cả người không ăn thịt chuột và người ăn thịt chuột. Người nước ngoài xem bởi họ thấy hóa ra vẫn còn một “bộ lạc” ăn uống như thế này ở thế kỷ 21.
Khi tôi nói về chuyện ăn thịt chuột của người Việt Nam không phải vì việc ăn thịt chuột của các bạn ảnh hưởng đến tôi mà đúng ra là ảnh hướng đến chính các bạn rồi sau đó là ảnh hưởng đến hình ảnh một xã hội đang tiến tới văn minh. Những người ăn thịt chuột sẽ phản đối tôi và có khi còn thù tôi, nhưng cho dù chỉ mình tôi lên tiếng thì tôi vẫn lên tiếng, bởi tôi nghĩ chúng ta nên từ bỏ món ăn này.
Những người ăn thịt chuột cứ nghĩ kỹ một chút xem sao.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (Tuổi trẻ thủ đô)
"Tôi biết trước rằng, khi bài viết này của tôi lên báo, tôi sẽ bị không ít người phản ứng. Nhưng tôi vẫn muốn lên tiếng về chuyện ăn thịt chuột của người Việt Nam chúng ta", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.
Có những thói quen tôi thấy chúng ta nên từ bỏ. Một trong những thói quen ấy là ăn thịt chuột. Nếu bây giờ là những năm 50, 60... của thế kỷ trước, tôi sẽ không dám công khai kêu gọi mọi người từ bỏ món ăn này.
Bởi những năm tháng đó đầy đói nghèo và thiếu thốn, thịt chuột có thể là một nguồn cung cấp dinh dưỡng ở mức độ nào đó. Và chính tôi là người đã từng ăn thịt chuột trong những năm tháng ấy.
Ngày đó, nếu tôi phản đối thì có vẻ tôi là kẻ nhẫn tâm. Nhưng đến bây giờ, sự thiếu thốn thực phẩm nhiều dinh dưỡng không còn như những năm tháng đó nữa. Bởi thế, lý do vì “sự sống” không còn là lý do để chúng ta có thể chấp nhận việc ăn thịt chuột.
Thịt chuột không phải là loại thực phẩm có thể làm cho con người trở nên thông minh đặc biệt, cải thiện sức khỏe một cách kỳ diệu hay một loại thuốc tiên để chữa một trong những bệnh nan y nào đó. Bây giờ chúng ta ăn thịt chuột chỉ vì sự khoái khẩu chứ không vì bất cứ một lý do nào khác.
Hơn nữa, chuột là một loài có thể gây bệnh như dịch hạch chẳng hạn. Chính vì thế, chúng ta chẳng còn lý do chính đáng nào để tiếp tục ăn loại thực phẩm này.
Đó là những con chuột sống chui rúc trong những cống nước tối đen và hôi thối, những khu vực đổ rác bẩn thỉu đầy ruồi và dòi bọ...
Không chỉ tôi mà càng ngày càng nhiều người nhận thấy rằng: việc ăn thịt chuột luôn mang cảm giác con người đang sống ở một thời “hoang dã”. Chỉ là cảm giác thôi nhưng cảm giác đó không bao giờ từ bỏ tôi.
Nhiều người đã ăn những con “chuột sạch” và cả những con chuột “bẩn” một cách hãi hùng. Đó là những con chuột sống chui rúc trong những cống nước tối đen và hôi thối, những khu vực đổ rác bẩn thỉu đầy ruồi và ròi bọ...
Chỉ nhìn những cảnh ấy thôi, quá nhiều người đã không thể chịu đựng nổi khi thấy những con chuột kia hiện lên trên đĩa sứ trắng trong các bữa ăn. Tôi chỉ đang nói cám giác có thực của cá nhân tôi và của không ít người mà thôi.
Tôi cũng không hiểu sao hiện nay khá nhiều trang báo, website... nói rất “say đắm” về thịt chuột. Người ăn thịt chuột không có tội. Người phản đối ăn thịt chuột cũng không có tội. Nhưng chúng ta đều có quyền bàn về chuyện ăn uống này.
Không ít những trang mạng còn đưa những video cảnh làm thịt chuột đầy “hãi hùng”. Một người ngồi giữa thanh thiên bạch nhật vừa cười nói vừa điềm nhiên cắt từng cái chân, đuôi, cắt từng cái đầu những con chuột sống đang giãy giụa trong tay và máu chuột chảy ra bê bết.
Tôi chưa nói đến những người nước ngoài nhìn thấy cảnh đó chắc chắn họ sẽ rùng mình về chúng ta, mà tôi nói đến những đứa trẻ nhìn thấy cảnh đó thì sao. Chúng ta có nên tuyên truyền về chuyện này không?
Có lần tôi đã chứng kiến một đứa trẻ khoảng bốn, năm tuổi ngồi sau xe máy của mẹ nó đã kêu lên: “Mẹ ơi, người chết” khi nó nhìn thấy một chiếc xe máy chạy cùng chiều chở những con lợn nguyên con đã mổ banh bụng ra. Những người nước ngoài đã làm phim về quá trình làm thịt chó, thịt chuột và hành động ăn các món ẩm thực này của chúng ta.
Phim được người nước ngoài xem rất đông. Và tôi muốn hỏi các bạn rằng: họ làm phim và xem những phim như thế là vì mục đích gì ? Vì xem một phong tục văn hóa chăng ? Tất nhiên không ai thừa nhận mục đích này kể cả người không ăn thịt chuột và người ăn thịt chuột. Người nước ngoài xem bởi họ thấy hóa ra vẫn còn một “bộ lạc” ăn uống như thế này ở thế kỷ 21.
Khi tôi nói về chuyện ăn thịt chuột của người Việt Nam không phải vì việc ăn thịt chuột của các bạn ảnh hưởng đến tôi mà đúng ra là ảnh hướng đến chính các bạn rồi sau đó là ảnh hưởng đến hình ảnh một xã hội đang tiến tới văn minh. Những người ăn thịt chuột sẽ phản đối tôi và có khi còn thù tôi, nhưng cho dù chỉ mình tôi lên tiếng thì tôi vẫn lên tiếng, bởi tôi nghĩ chúng ta nên từ bỏ món ăn này.
Những người ăn thịt chuột cứ nghĩ kỹ một chút xem sao.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (Tuổi trẻ thủ đô)
Bình luận