Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 lớn nhất trong lịch sử. Mọi người đều được tiêm miễn phí vaccine COVID-19. Tại điểm tiêm chủng, trước khi được nhân viên y tế tiêm vaccine, mọi người cần thực hiện:
- Khai báo y tế.
- Khai đầy đủ thông tin vào phiếu sàng lọc, phiếu đồng ý tiêm.
- Nhân viên tiếp đón đối chiếu, kiểm tra thông tin, đánh số thứ tự, phòng tiêm.
- Khám sàng lọc theo đúng số thứ tự phòng tiêm ghi trên phiếu.
- Nghe tư vấn các thông tin về theo dõi sau tiêm chủng vaccine COVID-19. Ở giai đoạn này, nhân viên tư vấn giải thích những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng; thông báo cho người tiêm chủng, người giám hộ về tác dụng, liều lượng, đường dùng của loại vaccine được tiêm chủng.
- Nhận phiếu tiêm chủng tại bàn phát hồ sơ trước cửa phòng tiêm.
- Vào phòng tiêm vaccine theo đúng phòng được ghi trên phiếu. (Nhân viên y tế giới thiệu về loại vaccine COVID-19 chuẩn bị tiêm, tác dụng, hạn sử dụng...)
- Ký xác nhận tiêm và nộp phiếu tiêm chủng tại bàn phát hồ sơ.
- Theo dõi sau tiêm 30 hoặc 60 phút theo chỉ định của bác sĩ khám sàng lọc
- Kiểm tra lại huyết áp, nhịp tim sau 30 hoặc 60 phút.
- Kết thúc quy trình tiêm.
Theo Bộ Y tế, sau khi tiêm vaccine COVID-19, người dân cần theo dõi tại chỗ 30 phút đến 1 giờ để kiểm tra biểu hiện bất thường nào không. Nếu có cần thông báo ngay với cán bộ y tế. Những phản ứng có thể xảy ra như cơ thể khó chịu, buồn nôn, bị phát ban hay sưng ở vùng tiêm…
Khi về nhà, người dân cần tiếp tục theo dõi ít nhất trong 2 ngày. Những biểu hiện cần chú ý bao gồm vùng tiêm bị sưng đỏ, nóng, thân nhiệt cao, sốt và có thể uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Người dân cần báo ngay cho nhân viên y tế khi cơ thể sốt cao trên 39 độ C, không có dấu hiệu đáp ứng với thuốc hạ sốt, cơn sốt kéo dài hơn 24 giờ, biểu hiện bị co giật, phát ban, người mệt mỏi, vật vã và khó chịu, khó thở hay các bất thường khác.
Bình luận