Quảng Trị - điểm nhấn trên hành lang kinh tế Đông Tây
Hành lang Kinh tế Đông Tây là một trong số chương trình hợp tác phát triển trụ cột trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng do Ngân hàng Phát triển châu Á và Nhật Bản khởi xướng được Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 chính thức đưa vào chương trình hành động từ năm 1998. Hành lang dài 1.450 km, đi qua 13 tỉnh, thành phố của 4 nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, trong đó Quảng Trị là tỉnh đầu tiên tại Việt Nam nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây.
Nhờ phát triển giao thông vận tải qua kết nối với nhiều tuyến đường huyết mạch, các địa phương có hành lang kinh tế Đông Tây chạy qua đã tiếp cận dễ dàng hơn với các trung tâm kinh tế ở phía Bắc và phía Nam như: Bangkok, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là "cơ hội vàng" để các tỉnh như Quảng Trị nhận được những tác động tích cực trên tất cả các lĩnh vực.
Lợi thế của Hành lang Kinh tế Đông Tây đã kéo theo làn sóng đầu tư vào Lao Bảo, Đông Hà và các địa phương lân cận. Trong đó, Cửa khẩu Lao Bảo đã trở thành khu kinh tế thương mại buôn bán sôi động và sầm uất.
Cùng với khu kinh tế Lao Bảo, nhiều khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn cũng được quan tâm đầu tư xây dựng, hình thành nên chuỗi đô thị dọc theo hành lang kinh tế Đông Tây và các vùng phụ cận; Quy hoạch một số cụm điểm du lịch, dịch vụ Logistics và dịch vụ khác nơi mà hành lang kinh tế Đông Tây đi qua.
Theo đánh giá từ các chuyên gia kinh tế, Quảng Trị quy tụ đủ các yếu tố về vị trí, cảng biển, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để khai thác và tận dụng tối đa những lợi thế mà hành lang kinh tế Đông Tây mang lại.
Hạ tầng giao thông không ngừng đẩy mạnh
Xác định kết cấu hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đến nay, hạ tầng giao thông tỉnh Quảng Trị đã có bước phát triển vượt bậc. Một số công trình cầu lớn được xây dựng, mở mới nhiều tuyến đường chiến lược, đường nội thị, tạo điều kiện khai thác tiềm năng, thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng trong tỉnh.
Hệ thống các bến xe, cảng biển, phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy tăng nhanh. Đáng chú ý, cảng biển Mỹ Thủy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch và phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng.
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch cảng hàng không Quảng Trị. Dự án cảng hàng không Quảng Trị xây dựng tại xã Gio Quang, huyện Gio Linh. Đây là một trong 28 cảng hàng không trong nước đưa vào khai thác giai đoạn 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cảng hàng không Quảng Trị cách TP Đông Hà khoảng 7 km, cách biển Cửa Việt 5 km, rất thuận lợi để du khách đi lại các trung tâm.
Bên cạnh đó, Cao tốc Cam Lộ - La Sơn với nguồn vốn 7.700 tỷ đồng, lớn nhất trong 3 dự án cao tốc Băc Nam, có điểm cuối của cao tốc Nga Sơn – Túy Loan sẽ qua Quảng Trị (37km). Cao tốc kết nối các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung từ Quảng Trị - Quảng Ngãi, QL9, thông tuyến đường HCM từ Quảng Bình, kết nối liên hoàn hạ tầng kinh tế: cảng biển Chân Mây, Tiên Sa…sẽ tạo bước đột phá cho Quảng Trị trong thời gian tới. Trong đó, du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng được đánh giá là mảng màu sáng nhờ lợi thể biển.
Nhận thấy tiềm năng du lịch lớn, các chủ đầu tư Bất động sản lớn bắt đầu nhắm đến thị trường Quảng Trị như AE Corp, FLC, TTC, TMS, Pagas, Apec Corp... Trong đó đáng chú ý nhất phải kể đến dự án phức hợp giải trí và nghỉ dưỡng AE Resort Cửa Tùng do công ty cổ phần tập đoàn AE làm chủ đầu tư. Dự án sở hữu chiều dài mặt biển lên đến 1.2km, quy mô hơn 36 ha chắc chắn sẽ khiến Quảng Trị nhanh chóng lột xác trong thời gian ngắn, trở thành những thị trường mới nổi phát triển đầy tiềm năng, đem lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư tiên phong.
Bình luận