"Với những hiểu biết về giải phẫu xương của tất cả các loài động vật có vú còn sống và đã tuyệt chủng, thật khó có thể tưởng tượng được rằng một loài động vật có vú như Adalatherium lại có thể tiến hóa. Nó uốn cong và thậm chí phá vỡ nhiều quy tắc", chuyên gia David Krause tới từ Bảo tàng Tự nhiên và Khoa học Denver cho hay.
Krause cùng các cộng sự tới từ Viện Công nghệ New York hôm 18/12 công bố nghiên cứu dài 234 trang về một bộ xương hóa thạch của Adalatherium được khai quật vào năm 1999.
Theo nghiên cứu, Adalatherium có các chi sau cơ bắp như cá sấu, chân trước khỏe, răng cửa giống thỏ và răng sau không giống với bất cứ động vật có vú nào từng được biết đến. Nó cũng có một khoảng trống bất thường giữa các xương ở chóp mõm và nhiều đốt sống ở thân hơn hầu hết các loài động vật có vú khác.
Adalatherium là họ hàng "khổng lồ" của các loài động vật có vú cỡ chuột sống cùng với khủng long trong kỷ Phấn trắng (145,5 triệu năm đến 66 triệu năm trước). Chúng sống ở Madagascar và thuộc nhóm động vật có vú có tên gondwanatherian.
Vẻ ngoài kỳ dị của sinh vật cổ đại này khiến các nhà khoa học khá bối rối.
Đôi chân vạm vỡ cùng những móng vuốt ở bàn chân sau của Adalatherium cho thấy nó rất giỏi đào bới. Nhưng hai chân trước của nó ít cơ bắp hơn chỉ ra rằng nó chạy khá nhanh.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi mà nhóm nghiên cứu chưa thể lý giải về sinh vật này. Một trong số đó là chiếc lỗ trên chóp mõm của nó.
"Adalatherium chỉ đơn giản là kỳ quặc", chuyên gia Simone Hoffmann - đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Tuy nhiên, loài "thú điên" này có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu rõ hơn về cách các loài động vật có vú, hoặc ít nhất là một số loài trong số chúng phát triển như thế nào.
“Adalatherium là một phần quan trọng trong một câu đố rất lớn về quá trình tiến hóa của động vật có vú sớm ở Nam bán cầu", Hoffmann cho hay.
Bình luận